Làn sóng mua bán, sáp nhập, thoái vốn của các doanh nghiệp địa ốc đang tăng nhiệt sau khi Chính phủ ra đề án giải cứu nền kinh tế và chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản.
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh (DXG), Lương Trí Thìn cho biết, trung tuần tháng 1, doanh nghiệp đã mua lại 2 dự án nhà ở tại Thủ Đức và Gò Vấp. Các dự án sẽ hướng đến phân khúc căn hộ nhỏ giá mềm nhằm khai thác thị phần nhà giá rẻ tại TP HCM. Ông Thìn cho hay, dự kiến sau Tết, Đất Xanh sẽ cho khởi động dự án này.
Ngày 17/1, Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) công bố mua một phần dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, HQC mua lại 11.680,8 m2 đất (trên tổng diện tích 3,53 ha) và xây dựng nhà liên kế, biệt thự và đặt tên thương mại là Cinderella 2.
Công ty Hoàng Quân cho hay sẽ mở bán 150 căn nhà liên kế và biệt thự thuộc dự án Cinderella 2 trong tháng 1/2013. Hiện dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giá đất dự kiến khoảng 270-300 triệu đồng một nền, chi phí xây dựng nhà ở chưa công bố. Đây là dự án thứ 5 doanh nghiệp thâu tóm trong 13 tháng qua.
Bên cạnh hoạt động thâu tóm dự án có không ít ông lớn, quỹ đầu tư lần lượt thoái vốn đầu năm 2013. Giữa tháng 1, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudiential Việt Nam (Prudential) đã bán 1,2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (mã KDH). Sau giao dịch này Prudential giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KDH từ 3,79% xuống 1,13%. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư Cân Bằng Prudential (PRUBF1) cũng đã bán hơn 870 nghìn cổ phiếu KDH, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,91% xuống 2%.
Ngay từ tháng 1/2013, thị trường địa ốc đã ồ ạt mua bán, sáp nhập, thoái vốn. Ảnh: Vũ Lê.
Cũng trong tháng 1, nhằm cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp, HĐQT Công ty cổ phần thế kỷ 21 quyết định giải thể Công ty TNHH Cam Ranh Thế Kỷ 21. Công ty con này có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 21/1/2010 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 còn chuyển nhượng 52,5% vốn trong Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng Bãi Dài tại Khánh Hòa cho Công ty Soleman Services A. Sau khi thoái vốn, C21 chỉ còn nắm 20% vốn điều lệ Công ty Bãi Dài, tương đương 16,6 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chật vật hoàn thành kế hoạch thoái vốn còn dang dở. Ngày 9/1, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) thoái vốn khỏi các công ty bất động sản do tài chính khó khăn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao.
Tương tự, Vinaconex vẫn loay hoay chưa thoái xong 50% vốn điều lệ khỏi dự án Bắc An Khánh (tương đương hơn 21 triệu USD). Đại diện Vinaconex cho hay: "Nhiều đơn vị muốn mua và đã có những cuộc thương thảo nhưng tổng công ty chưa 'chốt' nên giao dịch vẫn chưa hoàn tất".
Trong tuần thứ hai của tháng 1, Công ty Perdana ParkCity (thuộc Tập đoàn Samling, Malaysia) đã mua lại 40% cổ phần của phía đối tác là Vinaconex - Hoàng Thành trong dự án Park City. Như vậy, Perdana ParkCity đã nâng mức sở hữu lên 100% cổ phần tại dự án này.
Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Phạm Sỹ Liêm phân tích, việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản thoái vốn trong bối cảnh thị trường trầm lắng là hết sức bình thường, không đáng lo ngại nếu chủ đầu tư tìm được doanh nghiệp mua lại, hoặc tiếp quản dự án tốt hơn. Bởi lẽ, vốn của các cổ đông vẫn được đảm bảo và dự án vẫn tiếp tục được triển khai.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) phải thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan
"Ở Việt Nam, nhiều đơn vị không muốn công khai điều này vì ngại mang tiếng làm ăn thua lỗ. Song thực chất việc thoái vốn khỏi dự án này để tìm đến một dự án khác khả thi hơn là xu thế phổ biến trên thế giới", ông nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ngày 28/1, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu tiết lộ: "Trong tháng 1, chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các doanh nghiệp bạn. Địa ốc cực kỳ khó khăn nên nhu cầu liên kết, sáp nhập, thoái vốn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết".
Theo ông Hiếu, năm 2013 M&A bất động sản không chỉ sôi động ở khối nội mà khối ngoại cũng ngấp nghé săn cơ hội đầu tư. Đông Nam Á có Singapore, Malaysia còn Châu Á có Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc đang tìm cách đàm phán để mua được giá hời.
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh, Lương Trí Thìn dự báo: "Năm 2013 thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng sẽ là năm lịch sử M&A của bất động sản Việt Nam".
Theo ông Thìn, thị trường địa ốc diễn biến theo sơ đồ hình sin, tức là có lúc lên, lúc xuống. Trong chuỗi thăng trầm đó, khi về đến đáy chắc chắn sẽ có nhiều cuộc đổi ngôi, tức mua bán, sáp nhập, thoái vốn diễn ra mạnh mẽ. Năm 2012 địa ốc đã suy giảm nhiều trong suốt 4 năm khủng hoảng, doanh nghiệp đang chết đuối và họ cần tìm những chiếc phao.
Các chuyên gia cho rằng, M&A sẽ là chất xúc tác quá trình xử lý hàng tồn kho, tái cấu trúc bất động sản trong năm 2013. Ngoài việc trông chờ vào sự hỗ trợ bằng chính sách tài khóa của Chính phủ, doanh nghiệp đã chủ động thoái vốn, thúc đẩy mua bán, sáp nhập để tự gỡ khó. M&A đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng thanh lọc nợ xấu.
Vũ Lê - Hoàng Lan
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh (DXG), Lương Trí Thìn cho biết, trung tuần tháng 1, doanh nghiệp đã mua lại 2 dự án nhà ở tại Thủ Đức và Gò Vấp. Các dự án sẽ hướng đến phân khúc căn hộ nhỏ giá mềm nhằm khai thác thị phần nhà giá rẻ tại TP HCM. Ông Thìn cho hay, dự kiến sau Tết, Đất Xanh sẽ cho khởi động dự án này.
Ngày 17/1, Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) công bố mua một phần dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, HQC mua lại 11.680,8 m2 đất (trên tổng diện tích 3,53 ha) và xây dựng nhà liên kế, biệt thự và đặt tên thương mại là Cinderella 2.
Công ty Hoàng Quân cho hay sẽ mở bán 150 căn nhà liên kế và biệt thự thuộc dự án Cinderella 2 trong tháng 1/2013. Hiện dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giá đất dự kiến khoảng 270-300 triệu đồng một nền, chi phí xây dựng nhà ở chưa công bố. Đây là dự án thứ 5 doanh nghiệp thâu tóm trong 13 tháng qua.
Bên cạnh hoạt động thâu tóm dự án có không ít ông lớn, quỹ đầu tư lần lượt thoái vốn đầu năm 2013. Giữa tháng 1, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudiential Việt Nam (Prudential) đã bán 1,2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (mã KDH). Sau giao dịch này Prudential giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KDH từ 3,79% xuống 1,13%. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư Cân Bằng Prudential (PRUBF1) cũng đã bán hơn 870 nghìn cổ phiếu KDH, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,91% xuống 2%.
Ngay từ tháng 1/2013, thị trường địa ốc đã ồ ạt mua bán, sáp nhập, thoái vốn. Ảnh: Vũ Lê.
Cũng trong tháng 1, nhằm cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp, HĐQT Công ty cổ phần thế kỷ 21 quyết định giải thể Công ty TNHH Cam Ranh Thế Kỷ 21. Công ty con này có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 21/1/2010 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 còn chuyển nhượng 52,5% vốn trong Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng Bãi Dài tại Khánh Hòa cho Công ty Soleman Services A. Sau khi thoái vốn, C21 chỉ còn nắm 20% vốn điều lệ Công ty Bãi Dài, tương đương 16,6 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chật vật hoàn thành kế hoạch thoái vốn còn dang dở. Ngày 9/1, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) thoái vốn khỏi các công ty bất động sản do tài chính khó khăn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao.
Tương tự, Vinaconex vẫn loay hoay chưa thoái xong 50% vốn điều lệ khỏi dự án Bắc An Khánh (tương đương hơn 21 triệu USD). Đại diện Vinaconex cho hay: "Nhiều đơn vị muốn mua và đã có những cuộc thương thảo nhưng tổng công ty chưa 'chốt' nên giao dịch vẫn chưa hoàn tất".
Trong tuần thứ hai của tháng 1, Công ty Perdana ParkCity (thuộc Tập đoàn Samling, Malaysia) đã mua lại 40% cổ phần của phía đối tác là Vinaconex - Hoàng Thành trong dự án Park City. Như vậy, Perdana ParkCity đã nâng mức sở hữu lên 100% cổ phần tại dự án này.
Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Phạm Sỹ Liêm phân tích, việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản thoái vốn trong bối cảnh thị trường trầm lắng là hết sức bình thường, không đáng lo ngại nếu chủ đầu tư tìm được doanh nghiệp mua lại, hoặc tiếp quản dự án tốt hơn. Bởi lẽ, vốn của các cổ đông vẫn được đảm bảo và dự án vẫn tiếp tục được triển khai.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) phải thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan
"Ở Việt Nam, nhiều đơn vị không muốn công khai điều này vì ngại mang tiếng làm ăn thua lỗ. Song thực chất việc thoái vốn khỏi dự án này để tìm đến một dự án khác khả thi hơn là xu thế phổ biến trên thế giới", ông nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ngày 28/1, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu tiết lộ: "Trong tháng 1, chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các doanh nghiệp bạn. Địa ốc cực kỳ khó khăn nên nhu cầu liên kết, sáp nhập, thoái vốn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết".
Theo ông Hiếu, năm 2013 M&A bất động sản không chỉ sôi động ở khối nội mà khối ngoại cũng ngấp nghé săn cơ hội đầu tư. Đông Nam Á có Singapore, Malaysia còn Châu Á có Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc đang tìm cách đàm phán để mua được giá hời.
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh, Lương Trí Thìn dự báo: "Năm 2013 thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng sẽ là năm lịch sử M&A của bất động sản Việt Nam".
Theo ông Thìn, thị trường địa ốc diễn biến theo sơ đồ hình sin, tức là có lúc lên, lúc xuống. Trong chuỗi thăng trầm đó, khi về đến đáy chắc chắn sẽ có nhiều cuộc đổi ngôi, tức mua bán, sáp nhập, thoái vốn diễn ra mạnh mẽ. Năm 2012 địa ốc đã suy giảm nhiều trong suốt 4 năm khủng hoảng, doanh nghiệp đang chết đuối và họ cần tìm những chiếc phao.
Các chuyên gia cho rằng, M&A sẽ là chất xúc tác quá trình xử lý hàng tồn kho, tái cấu trúc bất động sản trong năm 2013. Ngoài việc trông chờ vào sự hỗ trợ bằng chính sách tài khóa của Chính phủ, doanh nghiệp đã chủ động thoái vốn, thúc đẩy mua bán, sáp nhập để tự gỡ khó. M&A đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng thanh lọc nợ xấu.
Vũ Lê - Hoàng Lan
0 comments:
Post a Comment