Showing posts with label Tin Tức. Show all posts
Showing posts with label Tin Tức. Show all posts

Thursday, October 10, 2013

Posted by Harry On 10:46 PM

Chọn bất động sản: Vị trí, vị trí và vị trí

Tổng giám đốc điều hành của 3 công ty tư vấn bất động sản nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ với Forbes Việt Nam quan điểm của họ về tình hình thị trường hiện nay. Họ là Marc Townsend, CBRE Việt Nam, Neil Macgregor, Savills Vietnam và Chris Brown, Cushman & Wakefield Vietnam.
Forbes Việt NamThị trường bất động sản (BĐS) đã sụt giảm từ 2008. Ông đã nhìn thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm chưa?
Marc Townsend: Có những ngày chúng tôi nghĩ rằng thị trường đã qua giai đoạn khó khăn nhất, và có những ngày chúng tôi thấy thị trường dậm chân tại chỗ.
Có nhiều thương vụ đang xảy ra mặc dù đó không phải là những thương vụ lớn… Ánh sáng cuối đường hầm mà chúng tôi mong đợi ở thị trường này không phải là giá tăng hay doanh số tăng, mà là số lượng bán, cho thuê tăng lên và những người thuê hài lòng.
Neil Macgregor: Gần đây, chính phủ đã làm rất tốt vai trò kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, điều này thể hiện ở lãi suất vay hấp dẫn hơn và GDP tăng trưởng ổn định với tốc độ 5% mỗi năm.
Từ tín hiệu này, chúng tôi kỳ vọng sự quan tâm đến lĩnh vực BĐS sẽ tăng trong 1 – 2 năm tới, chủ yếu là trong lĩnh vực nhà ở.
Chris Brown: Trong khi thị trường nhìn chung còn trì trệ, chúng tôi vẫn nhìn thấy tín hiệu tốt lên ở vài phân khúc trong những vị trí chiến lược. Sau 5 năm, đang có xu hướng tăng những giao dịch với một số dự án có khả năng sinh lời cao ở Hà Nội và TP.HCM.
Đợt suy giảm từ mức tăng trưởng của năm 2007 và đầu năm 2008 thực ra đã giúp điều chỉnh thị trường điều này sẽ giúp thu hút nhà đầu tư quốc tế với nguồn vốn chi phí thấp đang đi tìm cơ hội.

Forbes Việt Nam: Một số chính sách hỗ trợ thị trường đã được thực thi, và lãi suất đang ổn định trở lại. Ông có thấy điều này giúp làm ấm lên thị trường BĐS?
Marc Townsend: Nó giúp điều chỉnh tâm lý thị trường rằng điều tệ nhất đã qua rồi. Nếu bạn có nhiều tiền, bỏ vào ngân hàng lúc này vẫn là giải pháp tốt nhưng trong vòng 6 tháng nữa có thể sẽ khác.
Nếu bạn đầu tư vàng thì có lẽ nên bán đi, nếu bạn chưa làm thế. Tôi chắc là nếu dân có tiền, họ sẽ bắt đầu xem xét đầu tư BĐS, nhất là mảng thị trường giá thấp. BĐS vẫn là kênh đầu tư rất trọng của người Việt Nam.
Macgregor: Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và lãi suất giảm trở lại mức năm 2007 đang dẫn đến nhiều đổi mới tích cực ở thị trường BĐS. Khi lãi suất hạ và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, các giao dịch nhà ở đã tăng đáng kể trong nửa năm đầu năm 2013, so với cùng kỳ năm 2012.
Brown: Lãi suất có ý nghĩa khác nhau đối với nhà phát triển và những người mua. Với nhà phát triển, mặc dù lãi suất giảm, việc vay vốn hiện vẫn khó vì ngân hàng đang thực hiện việc tái cấu trúc các khoản nợ xấu, trong đó rất nhiều nợ xấu đến từ các dự án bất động sản lớn dở dang…
Nhìn từ quan điểm của người mua, việc lãi suất giảm và ổn định khiến nhà đầu tư xem xết đến thị trường chứng khoán và BĐS.
Forbes Việt Nam: Về phân khúc nhà ở, nhiều người có nhu cầu về nhà ở vẫn đang chờ đợi cho giá giảm tiếp, hoặc nói cách khách, có một kỳ vọng rằng một số nhà phát triển sẽ bị phá sản, dẫn đến giá giảm hơn nữa. Ông có cho rằng đây là kịch bản có thể xảy ra?
Townsend: Chúng tôi chưa thấy trường hợp phá sản, phát mại nào từ phía ngân hàng cả. Những dự án có vấn đề nhất là dự án xây dựng dang dở phải ngưng lại. Muốn nó khởi động lại nhà đầu tư khác phải nhảy vào, trả nợ, xây tiếp, và người mua phải tiếp tục trả tiền. Tôi chưa thấy điều đó xảy ra nhiều. Luật Phá sản của Việt Nam cũng không giống luật phá sản ở nơi nào trên thế giới. .. Tôi thấy báo chí đưa tin là một số dự án đang giảm giá hàng loạt, nhưng tưởng như giảm giá, thực ra nhà phát triển thay đổi chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm, cũng như cách thanh toán. Họ không giảm giá, mà họ điều chỉnh giá. Tôi không nghĩ là sẽ có giảm giá mạnh nữa đâu.
Macgregor: Đúng là có tâm lý “chờ đợi” trong những năm gần đây, tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã và đang đưa ra những hình thức khuyến mãi hấp dẫn giúp tăng tỷ lệ hấp thụ của thị trường mà không phải giảm giá.
Chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra và giá BĐS giảm chỉ ở những dự án có chất lượng thấp, hoặc những dự án có tồn kho lớn.
Brown: Nợ xấy là một chủ đề nóng hiện nay. Thực tế, vấn đề này không xử lý trong một sớm một chiều được. Điều này có nghĩa, tâm lý trông đợi việc ngân hàng tịch thu tài sản để xử lý sẽ mất nhiều thời gian.
Chúng tôi nghĩ rằng kịch bản dễ xảy ra nhất là các nhà phát triển sẽ tiếp tục giảm giá bán trong nỗ lực tìm kiếm dòng tiền và trả nợ. Các ngân hàng sẽ mua lại các dự án này nhưng có thể sẽ chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác ở một tỉ lệ chiết khấu thấp hơn mức nợ, rồi họ sẽ hoàn thành và từ từ sẽ giảm tồn kho bất động sản.
Forbes Việt Nam: Có những quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án hiện hữu, thông qua mua ban, sáp nhập (M&A) không, và liệu điều này có giúp đẩy thị trường?
Townsend: Rất ít nhà đầu tư nước ngoài muốn chấp nhận rủi ro. Họ thường chọn mua những tòa nhà đã xây xong để tân trạng lại hơn là vào mua lại một dự án dở dang để làm tiếp, phải tìm hiểu xem tổng số nợ bao nhiêu…
Họ phải tìm hiểu quá nhiều thông tin trong một thị trường còn thiếu minh bạch và họ không phải những người kiên nhẫn. Thực ra những người đang mua lại là các nhà đầu tư Việt Nam, vì họ có thông tin, hiểu vấn đề, có quan hệ. Có rất nhiều dự án đang diễn ra màn bạn không đọc được trên báo, do những công ty Việt Nam có nhiều tiền mua lại.
Đây là giai đoạn vàng cho các công ty Việt Nam! Không có một bạch mã hoàng tử từ bên ngoài đâu, mà chính từ nguồn trong nước.
Macgregor: Trong khi các nhà phát triển dự án trong nước đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và thanh khoản cho dự án, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường với thế mạnh về nguồn vốn và chuyên môn của họ. Kỳ vọng về giá đã hợp lý hơn nhiều và người mua có quyền thương lượng tốt hơn.
Chúng tôi nhận thấy cơ hội có được những dự án phát triển hấp dẫn cho những nhà đầu tư nước ngoài trong khoảng từ 6 – 12 tháng sắp tới, mà khó có thể tìm được lúc thị trường còn “nóng, bằng chứng là những giao dịch lớn gần đây. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được ngày càng nhiều yêu cầu tư vấn từ các nhà đầu tư Nhật Bản và Đài Loan và các quốc gia khác trong khu vực.
Brown: Quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập tập trung vào các vị trí đắc địa có khả năng tạo nguồn thu và có khả năng sinh lời lâu dài. Chúng tôi thấy có nhiều quan tâm từ các nhà đầu tư ngoại vào việc mua cổ phần ở các công ty có dự án tốt, uy tín thương hiệu cao.
Forbes Việt Nam: Thị trường nào đang có dấu hiệu phục hồi, văn phòng, bán lẻ hay phân khúc nhà ở?
Townsend: Rõ dàng đang diễn ra việc tái cấp vốn cho các dự án nhà ở, trong đó nhiều dự án ở khu vực đông dân cư ở Tân Bình, Bình Thạnh… và trong những dự án nhà ở cấp thấp hơn.
Tình trạng thừa cung ở mang văn phòng đang hết dần, vì các công ty đang dịch chuyển văn phòng vào những cao ốc văn phòng ở khu vực trung tâm. Khách sạn cũng không có nhiều nguồn cung mới trong thời gian tới.
Macgregor: Thị trường văn phòng ở TP.HCM đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. thể hiện ở giá thuê thực đạt được cao hơn do các chủ tòa nhà đưa ra thời hạn miễn phí tiền thuê ngăn hơn và ít các hình thức khuyến mãi khác nhằm thu hút người thuê.
Diện tích văn phòng đang chờ cho thuê cũng ít hơn với số lượng hạn chế những văn phòng mới đang được xây dựng. Khi nguồn cầu tăng lên giá cho thuê văn phòng sẽ tăng dần lên.
Brown: Lĩnh vực văn phòng đang có dấu hiệu tăng trưởng được dẫn dắt bởi các yếu tố như địa điểm, nguồn cung và cầu thị trường, ở cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM. Nhu cầu tiêu dùng yếu đi sẽ làm chậm quá trình phục hồi của thị trường bán kẻ, nhưng có những dấu hiệu tích cực khi nhiều thương hiệu mới vào Việt Nam.
Có khả năng các trung tâm bán lẻ sẽ có sự kết hợp giữa thiết kế đẹp, mặt bằng tốt, không gian thích hợp và hướng đến phân khúc trung cấp. Về nhà ở, những nhà phát triển có uy tín vẫn đang bán được hàng.
Forbes Việt Nam: Theo ông, sai lầm lớn hất của nhà phát triển BĐS từ đợt sụt giảm này là gì?
Townsend: Quá hứng khởi và tin rằng là thị trường sẽ tăng mãi trong khi nó phải giảm. Ngoài ra không nhận rằng lãi suất ở Việt Nam rất khác những nơi khác.
Macgregor: 2 bài học cơ bản: Một là những nhà phát triển dự án căn hộ đã không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và vị thế xây dựng quá nhiều căn hộ với diện tích quá lớn. Căn hộ với mức giá có thể chấp nhận được vẫn là vấn đề then chốt ở Việt Nam và đã có quá nhiều căn hộ được xây dựng với giá quá cao đối với thị trường hiện nay ở Việt Nam. Bài học thứ hai là nhiều nhà phát triển đã lạm dụng nguồn vốn văn lớn từ ngân hàng trong khi có rất ít nhà phát triển BĐS (hay ngân hàng) thật sự có kinh nghiệm huy động vốn cho dự án BĐS ở một thị trường mới nổi đang phát triển nhanh như vậy.
Brown: Những nhà phát triển bị thiệt hại nhất trong đợt rồi là những nhà đầu tư vào BĐS thay vì lĩnh vực cốt lõi của họ, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều công ty phát triển dự án không đáp ứng nhu cầu thị trường. Các vấn đề từ thiết kế, chất lượng, khả năng chi trả và việc phân phối dự án đã tác động đến niềm tin người mua vào dự án.
Forbes Việt Nam: Lỗi lớn nhất mà nhà đầu tư BĐS phạm phải là gì?
Townsend: Tin rằng giá chỉ có tăng mà thôi.
Macgregor: Nhiều nhà đầu tư BĐS đã tự làm mình quá tải, ở việc đầu tư vào một danh mục lớn gồm nhiều BĐS, sử dụng vốn vay ngân hàng với lãi suất rất cao. Khi thị trường biến động, họ sẽ không thanh toán được các khoản vay nợ và khó có thể thoái vốn từ các khoản đầu tư BĐS do thị trường kém thanh khoản.
Brown: Thay vì nhấn mạnh vào sai lầm của nhà đầu tư, chúng ta nên xem xét việc họ nên làm gì vào tương lai. Họ cần bảo đảm rằng họ đang đầu tư vào cái mà họ hiểu và trong khả năng tài chính của mình.
Vài câu hỏi họ cần đặt ra là: Một là, vị trí bất động sản đó có sẽ đạt được tăng trưởng vốn hay không?
Hai là, có bao nhiêu căn hộ/biệt thự/khu công nghiệp ở khu vực đó, có cơ hội bán hoặc cho thuê dễ dàng không?
Ba là, có dự án đối thủ nào và trong trường hợp cần thiết, có thể dễ thoái vốn bất động sản hay không? Trả lời được câu hỏi này, nhà đầu tư trung bình có thể tránh các sai phạm trong tương lai.
Forbes Việt Nam: Nếu có thể đưa ra một lời khuyên ngắn gọn cho những người đầu tư vào thị trường này, lời khuyên sẽ là..
Townsend: Đây là thời gian rất tốt để mua vào! Khi đầu tư hãy xem kỹ nhà phát triển là ai, tìm hiểu thị trường kỹ hơn, đầu tư bằng cái đầu chứ không phải bằng cảm xúc.
Macgregor: Nên tham khảo tư vấn từ những chuyên viên BĐS am hiểu thị trường địa phương. Với lĩnh vực BĐS, mặc dù “vị trí, vị trí và vị trí” vẫn luôn đúng, nhà đầu tư có lẽ cũng nên “nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu” nếu muốn thu được lợi nhuận hấp dẫn và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các thị trường này.
Brown: Hãy gọi điện thoại cho chúng tôi.
P.V – Forbes Việt Nam

Saturday, October 5, 2013

Posted by Harry On 6:00 AM
Phóng viên Washington Post viết bài dài hơn 3.000 chữ kể về sự nghiệp nhà binh vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “bậc thầy quân sự người Việt Nam”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người một trong số 3 nhà lãnh đạo hàng đầu (bao gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng) của cuộc cách mạng giải phóng đất nước, đã cùng Đảng, lực lượng Việt Minh… chiến đấu chống lại thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ để giành lấy độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc Việt Nam. Với các học giả quân sự trên toàn thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những chỉ huy chiến tranh du kích cách mạng hiện đại hàng đầu trong thế kỷ XX.
Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp của dân tộc. Đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, ghi một trang vàng chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là người trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng trong đó nổi bật là: Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Mậu Thân 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sau khi đất nước thống nhất, non sơn thu về một mối, tướng Giáp được giao trọng trách làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến năm 1980), Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991).
Nhà báo ảnh Mỹ Catherine Karnow không thể nào quên những câu chuyện được Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể.
Đặc biệt, Huffington Post còn đăng tải bài viết xúc động, ý nghĩa của nhà báo ảnh Mỹ Catherine Karnow khi cô có dịp gặp gỡ và trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khi có dịp “diện kiến” vị tướng tài ba của Việt Nam, cô Karnow đã hiểu thêm về con người mà Pháp từng gọi là “núi lửa phủ tuyết”. Ấn tượng ban đầu của cô về Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hình ảnh người anh hùng trung kiên có mái tóc bạc phơ.
Cha của nhà báo Karnow là nhà lịch sử về chiến tranh Việt Nam Stanley Karnow cũng từng có dịp phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho tờ New York Times năm 1990. Vài tháng sau, cô Karnow cũng đến Việt Nam để thăm gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sau đó, năm 1994, Karnow lại sang Việt Nam để thăm nhà Đại tướng lần thứ hai. Cô đã chụp ảnh và ăn cơm cùng với gia đình. Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghé vào tai Karnow và mời cô đến chiến trường Điện Biên Phủ, thăm chiến trường hào hùng của Việt Nam. Vị đại tướng cũng dặn cô là  không được nói điều đó với ai và chuyến đi sẽ bắt đầu vào ngày 1/5.
Vào thời điểm đó, phóng viên các cơ quan báo chí trong nước tác nghiệp ở Hà Nội vô cùng quân tâm, tìm hiểu thông tin liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thăm lại chiến trường xưa nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hay không.
Đến ngày 1/5/1994, cô Karnow đến Điện Biên Phủ theo lời mời của đại tướng. Khi đến nơi, cô vô cùng ngac nhiên khi nhìn thấy một nhà khách lớn trên đỉnh đồi và các trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng bên hiên nhà. Đoàn của Đại tướng sẽ đến thăm chiến trường Điện Biên Phủ - một trong những chiến thắng lịch sử lẫy lừng năm châu của Việt Nam vào ngày hôm sau.
Đông đảo người dân đến đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về thăm chiến trường ác liệt năm xưa. Ảnh Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tới chiến trường năm xưa bằng một chiếc trực thăng. Trong khi đó, cô Karnow đến địa điểm gặp mặt với Đại tướng để ôn lại chiến thắng hào hùng bằng xe jeep. Chiếc xe jeep chở cô băng qua những đoạn đường ổ gà, đá gập ghềnh trong nhiều tiếng đồng hồ. Khi đó, cô chỉ biết tướng Giáp sẽ đến địa điểm đó vào buổi chiều, khá trùng với thời gian đến địa điểm.
Khi đó, hàng trăm người tập trung tại chiến trường Điện Biên Phủ chờ đợi giây phút Đại tướng xuất hiện tại nơi đó. Khi trực thăng chở Đại tướng đến, tất cả đám đông dân chúng Điện Biên chạy ùa về phía vị chỉ huy quân sự tài ba để thể hiện niềm phấn khởi khi ông đến đây. Sau khi máy bay hạ cánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước xuống và vẫy tay chào đám đông.
Kế đến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mọi người bắt đầu chuyến thăm nơi ẩn náu bí mật năm xưa trong rừng của chiến sĩ cách mạng. Mọi người đều đi trên những tấm gỗ hẹp bắc qua suối để đến địa điểm đó. Mặc dù đã ở tuổi 83 nhưng sức khỏe của đại tướng rất tốt. Vị chỉ huy quân sự tài ba trong hai cuộc chiến ở Việt Nam di chuyển nhanh nhẹn đến nơi mà quân dân cả nước đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp rạng rỡ, phấn khởi khi trở về chiến trường Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn mọi người vào trong căn lều nhỏ. Đây là nơi Đại tướng đã lập kế hoạch tác chiến trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ, đem lại chiến thắng vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dân tộc. Trong khoảnh khắc xúc động, thiêng liêng đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ: “Điều đáng tiếc duy nhất với tôi lúc này là các tướng đồng hành với tôi ngày ấy không còn nữa hoặc không ở đây”.
Chuyến thăm chiến trường Điện Biên Phủ và khoảng thời gian ở trong lều nhỏ giữa rừng miền bắc Việt Nam đã để lại những trải nghiệm thú vị, ký ức không thể nào quên đối với Karnow.
"Tôi vinh dự chứng kiến một huyền thoại sống chia sẻ những kỷ niệm góp phần làm nên lịch sử dân tộc. Tôi hiểu thêm về con người mà Pháp từng gọi là “núi lửa phủ tuyết”: Đó là người anh hùng trung kiên có mái tóc bạc phơ", Karnow cho hay.
Tâm Anh (Kiến thức)

Saturday, September 28, 2013

Posted by Harry On 3:05 PM
 TT - Hôm nay (28-9), dự án đường Tân Sơn Nhất -Bình Lợi - vành đai ngoài (các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức, TP.HCM) thông xe đợt 1, đoạn từ nút giao thông Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Triệu dài 5,5km, 12 làn xe.

Toàn tuyến của dự án khi hoàn thành vào năm 2014 dài 13,6km, gồm 12 làn xe. Riêng đoạn từ đường Trường Sơn ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn dài 1,53km gồm đường Bạch Đằng và Hồng Hà (Q.Tân Bình) mỗi đường ba làn xe.

Đoạn từ nút giao Gò Dưa đến ngã tư Linh Xuân (Thủ Đức) dài 3,9km, sáu làn xe. Sau lễ thông xe đợt 1 sáng nay, con đường này sẽ được đặt tên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Thông thoáng giao thông khu vực rộng lớn

Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài gặp nhiều trắc trở trong suốt 16 năm qua, kể từ khi có chủ trương đầu tư dự án vào năm 1996. Tháng 9-1997, Thủ tướng đã chấp thuận giao cho UBND TP.HCM đàm phán với Công ty Multi-Usage Holdings Berhad (MUH) của Malaysia thực hiện.

Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế châu Á nặng nề nên đối tác Malaysia dừng thực hiện dự án. Mãi đến bảy năm sau, năm 2004, Công ty LG Engineering & Construction (nay là Công ty GS Engineering & Construction - GS E&C, Hàn Quốc) mới ký kết bản ghi nhớ với UBND TP.HCM và đầu năm 2005 Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của UBND TP.HCM giao GS E&C thực hiện dự án. Ngày 9-6-2008, GS E&C làm lễ động thổ xây dựng công trình với tổng vốn đầu tư 494,9 triệu USD, trong đó vốn xây lắp là 129,5 triệu USD, đền bù giải tỏa 281,3 triệu USD.

Việc thông xe đợt 1 dự án và trong tương lai thông xe toàn bộ dự án sẽ không chỉ mở thêm một tuyến đường quan trọng đến sân bay Tân Sơn Nhất mà còn giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân cả một khu vực rộng lớn ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức. Trên tuyến đường này có nhiều cầu (cầu Gò Dưa, cầu Rạch Lăng, cầu cạn vượt quốc lộ 13, cầu Bình Lợi...), nhiều nút giao thông...



Trong 13 nút giao thông được xây dựng trên toàn tuyến, nút giao thông Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp) có quy mô lớn nhất với vòng xoay có bán kính 42m, mặt đường rộng 18m cho bốn làn xe và vỉa hè rộng 5m.


Nút giao thông quốc lộ 13 (Q.Thủ Đức) gồm hai cầu vượt, mỗi cầu rộng 13,2m (cách nhau 2m), bên dưới có vòng xoay bán kính rộng 25m và các nhánh rẽ. Mới đây Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 đã trình Sở Giao thông vận tải đề xuất xây cầu vượt bằng thép dạng hình chữ Y, gồm một nhánh cầu hướng từ đường Hoàng Minh Giám đi Nguyễn Kiệm và một nhánh cầu từ đường Hoàng Minh Giám đi Nguyễn Thái Sơn. Điều này giảm áp lực giao thông thấy rõ ở tất cả các địa điểm đường đi qua và khu vực lân cận.

Nguồn: Công ty GS E&C - Đồ họa: V.Cường

Gỡ vướng để bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch

Theo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức, mặt bằng dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài ở quận này hiện chỉ còn khu nhà máy A74 tại P.Linh Tây chưa giải tỏa được. Dự kiến đến ngày

30-10, UBND Q.Thủ Đức sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự án này. Ông Châu Minh Hiếu, phó chủ tịch UBND quận Tân Bình, cho hay còn 35 trường hợp ở quận này chưa bồi thường xong do liên quan dự án mương Nhật Bản. Dự kiến đến cuối tháng 11, Tân Bình sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư.

“Mặt bằng của dự án đi qua quận Gò Vấp hiện còn vướng 47 hộ dân ở đường Nguyễn Thái Sơn (phường 3) chưa di dời” - đại diện Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp cho biết. UBND quận Gò Vấp đã tổ chức đối thoại với dân vào giữa tháng 8 vừa qua và đã báo cáo kết quả cho UBND TP.HCM. Hiện vụ việc đang chờ chỉ đạo tiếp theo của UBND TP.HCM nên chưa thể định được ngày bàn giao mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Như Bình - ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định bồi thường TP.HCM, hội đồng ưu tiên gỡ vướng các chính sách về bồi thường hỗ trợ các trường hợp liên quan dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài để các địa phương có mặt bằng giao cho chủ đầu tư đúng kế hoạch.

Tuần tới, hội đồng sẽ bàn về chính sách bồi thường hỗ trợ cho khu A74 của Thủ Đức để sớm trình UBND TP.HCM cách xử lý thu hồi mặt bằng khu vực này. Theo lãnh đạo đơn vị tư vấn giám sát đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài, đến nay công trình này đã hoàn thành giải tỏa 98% khối lượng. Dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án và công trình sẽ kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần giảm ùn tắc nhiều tuyến đường trong nội ô 

TP.HCM.

NGỌC ẨN - D.N.HÀ

Monday, September 9, 2013

Posted by Harry On 10:16 PM
Sáng 25-8, cầu Bình Lợi mới bắc qua sông Sài Gòn (nối quận Bình Thạnh với quận Thủ Đức) đã thi công hoàn thiện gần như toàn bộ, chỉ chờ lễ thông xe.



Tại công trình giao thông Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) đến ngã tư Bình Triệu (quận Thủ Đức) thuộc dự án đường Bình Lợi - Tân Sơn - Vành đai ngoài, các công nhân đang khẩn trương thi công các phần việc còn lại như chỉnh trang mỹ quan, lắp đặt trụ đèn chiếu sáng, cắm biển báo giao thông, kẻ vạch sơn phân luồng tuyến...



Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, cuối tháng 8 này Sở GTVT TP phối hợp với nhà thầu, các đơn vị thi công tổ chức thông xe công trình giao thông này. Tuyến đường mới quan trọng này góp phần giảm tải giao thông cho các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức.


Theo  Pháp Luật TPHCM

Friday, September 6, 2013

Posted by Harry On 9:49 AM

Những điểm cần lưu ý khi mua bất động sản hiện nay

20/08/2013 08:16

Người mua hiện đang được chăm sóc tận tình, đúng nghĩa là “thượng đế”. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, các “thượng đế” sẽ sập bẫy những chủ đầu tư làm ăn chộp giật.

Do đó, khi mua bất động sản, nhất là các dự án chung cư, người mua cần đặc biệt quan tâm tới những vấn đề sau.
1. Thông tin về dự án và uy tín kinh doanh của chủ đầu tư
Thông tin về dự án là tất cả các thông tin có liên quan đến dự án bất động sản đó do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phê duyệt. Người mua nhà cần yêu cầu chủ đầu tư trình ra tối thiểu các thông tin về dự án theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản.
Uy tín của chủ đầu tư có thể được hiểu là mức độ thành công trong việc triển khai các dự án bất động sản trong quá khứ và uy tín (chữ tín) kinh doanh trước các khách hàng, đối tác… Điều này hiện người mua có thể kiểm tra dễ dàng thông qua internet hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
Người mua nhà cần tỉnh táo trước một số chiêu thức PR, vẽ ra những viễn cảnh tươi sáng cho dự án, nhằm tung hỏa mù, bởi có thể nhiều dự án triển khai khởi công, động thổ nhưng lại không có giấy phép xây dựng, đang tranh chấp hoặc bị đình chỉ thi công vì thiếu giấy tờ... Người mua cũng nên tìm hiểu kỹ về dự án và làm việc trực tiếp với chủ đầu tư khi dự án đã có đầy đủ các căn cứ pháp lý để triển khai xây dựng, ký hợp đồng và thanh toán tiền. Đặc biệt, tránh xa sàn giao dịch bật động sản được gắn mắc “nhà đầu tư thứ cấp”. Người mua cũng cần tránh xa các các thông tin mua bán kiểu “suất ngoại giao”, “bán cắt lỗ” nếu như không có đầy đủ thông tin về dự án, cũng như người bán.
Khi mua nhà/căn hộ, người mua cần tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư và tính pháp lý của dự án
 
2. Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Bản chất của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là một hợp đồng mua bán tài sản, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, để góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản, các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ Xây dựng cũng có quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở (Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009); Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/1/2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch có quy định về mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp phải đăng ký với Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, người mua nhà cũng cần đặc biệt chú ý đến thời hạn bàn giao nhà; phạt vi phạm hợp đồng nếu bàn giao chậm (ấn định mức phạt cụ thể bằng tỷ lệ % giá trị căn hộ). Một điểm cần lưu ý khác là hiện nay, một số chủ đầu tư chưa thực hiện được các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nên người mua nhà khó làm được sổ hồng, sổ đỏ, trong khi việc mua bán các căn hộ bằng loại hợp đồng công chứng ủy quyền định đoạt tiềm ẩn nhiều rủi ro.
3. Khi tranh chấp về bất động sản xảy ra cần phải làm gì
Người xưa nói "vô phúc đáo tụng đình" thật chí lý. Những ai bị vướng vào việc tranh chấp sẽ thấy được những khó khăn, tốn kém thời gian và công sức. Khởi kiện doanh nghiệp bất động sản là một việc làm khó khăn hơn nhiều so với những gì các chuyên gia bất động sản từng nói. Với hệ thống pháp luật tố tụng dân sự hiện nay, quy trình giải quyết một vụ kiện mất từ 2 - 4 tháng (chính thức), nhưng thường kéo dài từ 6 - 12 tháng, chưa kể có những tiêu cực trong quá trình tố tụng.Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có rất ít khách hàng đủ kiên nhẫn và công sức theo kiện.
Tuy nhiên, nếu phải kiện cáo để bảo vệ quyền lợi của mình, những vấn đề sau đây cần được người mua nhà quan tâm:
- Thư từ, công văn trao đổi giữa chủ đầu tư và người mua phải yêu cầu chủ đầu tư đóng dấu, ký xác nhận, vì chỉ như thế mới được tòa án chấp nhận là bằng chứng cung cấp;
- Khi nộp tiền theo tiến độ, cần hạn chế nộp trực tiếp cho chủ đầu tư, mà nên chọn thanh toán qua ngân hàng và lưu giữ hóa đơn (nếu mất, ngân hàng vẫn có thể cung cấp xác nhận việc thanh toán);
- Phải lưu giữ hợp đồng mua bán và các phục lục bổ sung của hợp đồng cẩn thận, vì khi khởi kiện, phải nộp một bản có chứng thực (UBND phường, xã) và mang bản gốc để đối chiếu;
- Khi khởi kiện ra tòa án, người khởi kiện cần làm đơn khởi kiện (theo mẫu), kèm theo các bản sao có chứng thực của: hợp đồng mua bán; các giấy thanh toán tiền; thư từ, công văn trao đổi giữa khách hàng và chủ đầu tư; giấy tờ cá nhân của người khởi kiện (CMTND, hộ khẩu); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xác nhận của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (có thể trực tiếp gửi đơn đến Phòng Đăng ký kinh doanh xin cấp xác nhận, trả phí, đợi 15 ngày nhận kết quả).
Về tố tụng: theo luật, sẽ có ít nhất 2 phiên hòa giải tại tòa án. Người khởi kiện cần phải tỉnh táo trước những lời hứa hẹn của chủ đầu tư về việc sẽ tiếp tục thi công, hoàn tiền… mà rút đơn khởi kiện, vì đã có nhiều trường hợp hòa giải thành, chủ đầu tư cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng sau đó là “lời hứa gió bay”. Khi đó, lại mất thời gian theo kiện lại từ đầu.
Một điểm khá thú vị từ thực tiễn tố tụng là tòa án rất hay “thông cảm” cho những khó khăn của chủ đầu tư và thường thuyết phục khách hàng “thông cảm” với khó khăn của chủ đầu tư mà rút đơn kiện hoặc chấp nhận hòa giải thành.
Khi thắng kiện ở cấp sơ thẩm, nhiều chủ đầu tư có thể kháng cáo (để kéo dài thời gian). Trường hợp bản án có hiệu lực, nếu chủ đầu tư không tự giác thi hành án, người mua nhà phải liên hệ với cơ quan thi hành án địa phương để bảo đảm thi hành án và trả phí thi hành án.
Sau cùng, nếu như người mua ngại khó cho những thủ tục tố tụng nói trên, họ cần liên hệ với các tổ chức tư vấn chuyên sâu về luật (văn phòng luật/công ty luật/trung tâm hỗ trợ và trợ giúp pháp lý) hoặc những người có nhiều kinh nghiệm để giúp họ những vấn đề này.
Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (Thông tư số 01/2009/TT-BXD)
* Về phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng: phải nêu đầy đủ phần diện tích thuộc sở hữu riêng của người mua, phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư (trong đó nêu cụ thể các phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở như hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, nơi để xe và các phần khác thuộc sở hữu chung). Trong trường hợp nhà chung cư có những công trình, diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc của chủ sở hữu khác thì phải nêu rõ (ví dụ như bể bơi, sân tennis, siêu thị, nơi để xe phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc các phần diện tích khác).
* Về Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư: Khi ký kết hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư, chủ đầu tư phải đính kèm theo Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư đó (Bản nội quy này là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư). Bản nội quy phải đảm bảo các nội dung chính đã quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
* Về diện tích căn hộ nhà chung cư: phải ghi rõ diện tích sàn căn hộ và cách tính diện tích căn hộ đó theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.
* Về kinh phí bảo trì, vận hành nhà chung cư: phải ghi rõ giá bán căn hộ nhà chung cư đã bao gồm cả kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (2% tiền bán căn hộ); phải nêu rõ dự kiến về mức phí phải đóng góp dùng cho công tác quản lý vận hành nhà chung cư, nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp. Mức đóng góp kinh phí không vuợt quá mức giá (giá trần) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà chung cư đó ban hành.
Luật sư Lê Minh Toàn, Công ty Luật Lê Minh
(Theo ĐTCK) 
Posted by Harry On 9:48 AM

Cẩn trọng với chiêu mua nhà mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng

06/07/2013 07:37

Vì cả tin cho mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng, không ít gia đình đối mặt nguy cơ vô gia cư khi người quen nhận tiền rồi cao chạy xa bay.

Ông Vương Duy Thành (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết thửa đất hơn 80 m2 sở hữu đang vướng vào vụ rắc rối, do cho mượn sổ đỏ để vay "ké" tiền ngân hàng. Năm 2012, ông Thành và bà Lê Thị Kim Thanh (Hà Nội) cùng ký hợp đồng ba bên tại phòng công chứng để bà Thanh đứng tên vay gần 2 tỷ đồng của ngân hàng.

Theo thỏa thuận giữa hai người, ông Thành được vay ké 40% số tiền này. Tuy nhiên, sau khi vay được tiền thì bà Thanh bỏ trốn. Cho tới khi ngân hàng chuẩn bị các thủ tục thu hồi nhà gia đình ông Thành mới té ngửa vì chưa nhận được đồng nào từ bà Thanh. "Gần đây ngân hàng cho biết khoản nợ cả gốc và lãi đã lên tới 2,3 tỷ đồng", ông Thành cho hay.
 
Nhiều khoản vay tại các ngân hàng có tài sản đảm bảo là nhà, đất của bên thứ ba.
Gia đình ông Quang (Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang lo lắng cho mảnh đất 700 mét vuông trị giá gần 20 tỷ đồng của nhà mình. Ông không có ý định vay ké, chỉ muốn bán đất để trang trải các khoản chi trong gia đình. Một công ty môi giới biết nhu cầu này đã trả giá cao hơn, nhanh chóng đặt cọc 200 triệu đồng với điều kiện ông Quang ký giấy đồng ý cho bên mua đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng. Bên mua giải thích, họ không có tiền mặt, phải vay ngân hàng mới có nguồn thanh toán ngay cho ông. Mà muốn vay ngân hàng, họ cần thế chấp chính ngôi nhà sắp mua của ông.

Một phần đã lớn tuổi, dễ tin người, phần vì không hiểu rõ các quy định nên ông Quang đồng ý viết giấy tờ sang tên và cho phép mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng. Dù người mua chưa "mất tích" hay bỏ trốn nhưng trường hợp này được nhiều cán bộ pháp chế của các ngân hàng nhận định rủi ro rất lớn.

Luật sư Nguyễn Thị Phương - Phó giám đốc Trung tâm Pháp chế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng hầu hết các tài sản đảm bảo khoản vay hiện nay ở ngân hàng đều là của bên thứ ba, không phải của người trực tiếp đứng tên vay. Đây cũng là những vướng mắc mà nhiều nhà băng gặp phải khi xử lý tài sản đảm bảo.

Trao đổi với PV, nhiều luật sư cho rằng, trong những tình huống này, chính các nạn nhân cũng có những sai sót khi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng. Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế của Hiệp hội Ngân hàng cho biết: "Tất cả những trường hợp cho mượn sổ đều vì tin tưởng, yên tâm người vay không lừa mình nhưng thực tế lại ngược lại".

Ông Đức cũng cho rằng trong câu chuyện này, văn phòng công chứng cần phải làm đúng trách nhiệm của mình. "Phải kiểm tra, giải thích kỹ được sự tự nguyện và tự thỏa thuận của những người dân nếu ký hợp đồng này. Tôi e đến 70-80% người dân không biết là có thể mất trắng ngôi nhà", ông Đức lo ngại.

Theo bà Phương, rất nhiều người dân không tìm hiểu và đọc kỹ lưỡng hợp đồng trước khi đặt bút ký. "Nhìn chung người dân phải đọc thật kỹ các điều khoản vì ngay trong hợp đồng cũng có nhiều chỗ cài cắm. Rất nhiều người dễ dàng đồng ý trong khi không hiểu những rủi ro có thể xảy ra như mất nhà khi người vay không trả được nợ. Nếu có nhu cầu vay tiền thực sự và có mảnh đất thế chấp, cứ mạnh dạn đến ngân hàng chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn", bà Phương khuyến cáo.

Một cán bộ pháp chế tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng thừa nhận các ngân hàng rất khổ với những trường hợp vay chung hay cho mượn sổ đỏ kiểu này. Theo anh, phần lớn các cán bộ thẩm định không biết rằng có sự việc trên. "Đó hoàn toàn là những thỏa thuận dân sự giữa bên vay và người có sổ đỏ. Theo quy định, tài sản đảm bảo phải không có tranh chấp, không có mua bán, nên nếu hai bên tự viết những giấy tờ đặt cọc, các hợp đồng mua - bán nào đó với nhau thì ngân hàng không thể biết được", cán bộ này cho biết.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng đưa ra những quy định khá chặt chẽ với các khoản vay có tài sản đảm bảo của bên thứ ba. "Một số ngân hàng chỉ chấp nhận với người trong gia đình, tứ thân phụ mẫu... để giảm thiểu rủi ro, tranh chấp phát sinh", một cán bộ pháp chế cho biết. Thế nhưng, Luật sư Trương Thanh Đức còn cho rằng cũng có những trường hợp cán bộ thẩm định biết rõ những tình tiết này nhưng vì nhiều lý do nên đã "nhắm mắt" bỏ qua.
(Theo KTĐT)
Posted by Harry On 9:48 AM

Tránh những rủi ro khi giao dịch nhà đất

01/07/2013 15:37

Giao dịch nhà đất luôn liên quan đến những khoản tiền lớn, đồng thời có thể xảy ra nhiều rủi ro với cả người mua lẫn người bán, dẫn đến giao dịch không thành công, thậm chí còn làm hao tổn tiền bạc...

Thỏa thuận xong giá mua bán căn nhà hẻm ở Q.Phú Nhuận (Tp.HCM) là  3,2 tỉ đồng, chị Ngân, người mua nhà, mới đề nghị được xem giấy tờ gốc thì chủ nhà cho hay giấy tờ nhà đang cầm cố ở ngân hàng. Chủ nhà đề nghị chị Ngân đặt cọc mua nhà 500 triệu đồng, bằng số tiền đang nợ ngân hàng, để họ lấy giấy tờ ra. Sau khi tham khảo ý kiến người thân và bạn bè, chị Ngân dù tiếc, vì chọn được căn nhà ưng ý, giá rẻ, nhưng vẫn quyết định không mua căn nhà này. “Xét về tính pháp lý, ngân hàng nhận thế chấp căn nhà thì phần nào mình cũng an tâm là nhà đã có đầy đủ giấy tờ. Thế nhưng mình đâu biết thực sự họ đang nợ ngân hàng bao nhiêu, nếu đặt cọc 500 triệu mà vẫn không lấy được giấy tờ nhà ra thì sao mua bán? Chưa kể, nhà đang thế chấp thì việc chuyển nhượng có thể bị hạn chế, việc đặt cọc mua căn nhà liệu có được công nhận...”, chị Ngân chia sẻ.
 
Săn nhà thế chấp ngân hàng

Những lo lắng của chị Ngân không hề quá, bởi thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp tương tự, dẫn đến việc mua bán kéo dài, thậm chí không thành. Lúc đó, người mua đòi lại tiền cọc cũng trần ai.

Một thực tế trong giao dịch nhà đất là thường người mua đặt cọc khoảng 10% giá trị căn nhà, sau khi ra công chứng xong mới trả hết phần còn lại, người bán giao giấy tờ. Đã có trường hợp công chứng hợp đồng xong xuôi, người mua mới cho biết không đủ tiền thanh toán hết toàn bộ theo thỏa thuận và xin... “phần còn thiếu trả sau”. Về pháp lý, hợp đồng đã công chứng tức việc mua bán đã xong, chỉ còn chờ... sang tên đổi chủ. Nếu không thực hiện tiếp hợp đồng chỉ có cách xin hủy công chứng, chấp nhận mất phí công chứng; còn nếu thực hiện tiếp thì không thể biết trước bên mua có thanh toán tiền theo đúng cam kết hay không...

Sử dụng trung gian

Theo giám đốc chi nhánh một ngân hàng ở Tp.HCM, vẫn có cách giải quyết với trường hợp căn nhà đã được thế chấp và kể cả người mua có nhu cầu thế chấp chính căn nhà mua để vay vốn, trả tiền thanh toán căn nhà này, đó là ngân hàng sẽ làm đơn vị trung gian trong giao dịch. Khi đó, người mua, người bán và ngân hàng sẽ ký một hợp đồng thỏa thuận 3 bên. Bên mua phải nộp một khoản tiền vào tài khoản của ngân hàng (mà bên bán đang nợ). Khi ra công chứng mua bán nhà, ngân hàng sẽ thu hồi khoản mà bên bán đang nợ và trả lại phần còn dư cùng giấy tờ nhà đất đang cầm cố.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán mua bán bất động sản, không những với trường hợp nhà đang cầm cố thế chấp mà còn với các giao dịch nhà đất bình thường khác. Khi đó, hai bên mua bán cùng đến ngân hàng để được tư vấn và tiến hành ký hợp đồng ủy nhiệm thanh toán tiền chuyển nhượng bất động sản; bên bán giao giấy tờ chủ quyền bản chính cho ngân hàng; bên mua nộp tiền một lần hoặc nhiều lần (tùy theo thỏa thuận của hai bên và được thể hiện trong hợp đồng ủy nhiệm thanh toán) vào tài khoản đảm bảo thanh toán của ngân hàng...  Trong quá trình mua bán, ngân hàng có vai trò như “trọng tài”, đảm bảo việc mua bán, thanh toán, giao nhà đúng theo các điều kiện thỏa thuận. Trường hợp phát sinh trục trặc về pháp lý, hầu hết các ngân hàng đều có các chuyên viên tư vấn cách giải quyết hoặc trợ giúp pháp lý khi được yêu cầu.

Tuy nhiên, lưu ý là các dịch vụ này ngân hàng đều có thu phí, mức phí tùy theo ngân hàng nhưng thường ở mức khoảng 0,2% giá trị giao dịch. Ngoài ra, khi mua bán thông qua ngân hàng, giá bất động sản sẽ phải ghi rõ ràng trong hợp đồng công chứng. Trong khi đó, thực tế nhiều trường hợp hai bên thỏa thuận giá mua bán ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều giá mua bán thực, nhằm né thuế thu nhập cá nhân (2% trên giá bán hay 25% trên lợi nhuận, nếu người bán có 2 căn nhà trở lên) và phí công chứng (tính trên giá trị giao dịch ghi trong hợp đồng)... “Chính vì thực tế này mà dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa được nhiều người sử dụng”, một cán bộ ngân hàng nhìn nhận.
(Theo TNO)
Posted by Harry On 9:47 AM

Mua cả nhà đất khi phần nhà chưa được công nhận

06/09/2013 08:02

Hỏi: Tôi ở Đà Nẵng và đang muốn mua một ngôi nhà để ở tại đây. Ngôi nhà tôi định mua đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cấp ngày 17/5/2010.

Tuy nhiên, trong giấy chứng nhận này chỉ ghi phần thửa đất số..., tờ bản đồ..., diện tích... liên quan tới phần đất, còn phần nhà ở ghi chưa chứng nhận quyền sở hữu. Vậy nếu mua căn nhà này phải làm hợp đồng chuyển nhượng ra sao để khi sang tên giấy chứng nhận phải có đầy đủ phần đất và phần nhà?

Mong sớm nhận được sự tư vấn. Xin cảm ơn!

Trần Văn Dũng (Sơn Trà, Đà Nẵng)

Trả lời

Theo thư của ông, tôi hiểu nhà đất mà ông định mua đã có giấy tờ hợp lệ về đất ở, phần nhà ở chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận (ghi nhận trên giấy chứng nhận).

Theo pháp luật về nhà ở và dân sự thì việc mua bán nhà ở chưa có giấy chứng nhận sẽ bị vô hiệu. Hay nói cách khác là pháp luật không cho phép việc mua bán như vậy.

Để việc mua bán được hợp pháp và tránh những rủi ro cho ông, người bán nên tiến hành các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (ghi hiện trạng nhà ở lên giấy chứng nhận hiện có). Sau đó mới làm thủ tục mua bán.

Trân trọng.
Luật sư Huỳnh Văn Nông (www.shlaw.vn)
Posted by Harry On 9:47 AM

Mua bán đất với người được ủy quyền sao cho an toàn?

06/09/2013 08:02

Hỏi: Tôi đang làm thủ tục để mua một mảnh đất ở Bình Dương của hai vợ chồng, nhưng do gia đình này hiện không còn ở Tp.HCM nên đã ủy quyền cho một người khác đứng ra đại diện giao dịch (tạm gọi là anh B).

Xin hỏi, nếu vợ anh B không có mặt ở Tp.HCM thì tôi có thể làm thủ tục mua bán với một mình anh B được không? Cám ơn.

(huynhtrunghieu116@... )

Trả lời

Căn cứ điều 589 Bộ Luật dân sự, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Căn cứ điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, việc ủy quyền để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Như vậy, chỉ những người được ủy quyền tại hợp đồng ủy quyền mới có được quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện những công việc theo đúng nội dung những gì đã được ủy quyền.

Theo thư trình bày, người có quyền sử dụng đất đã ủy quyền cho một người (tạm gọi là ông B) để thay mặt mình ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định nêu trên, chỉ một mình ông B có quyền nhân danh bên đã ủy quyền cho mình để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất cho ông/bà, vợ của ông B không phải là bên được ủy quyền, do đó người này không có quyền gì trong giao dịch nêu trên.

Một vấn đề quan trọng khác cần lưu ý khi giao dịch chuyển nhượng bất động sản với bên được ủy quyền như sau:

Nếu trong hợp đồng ủy quyền giao cho ông B là bên được ủy quyền được quyền ký bán cho đích danh người mua, thì người được ủy quyển chỉ được chuyển nhượng cho người mà hợp đồng ủy quyền đã chỉ định đích danh, ông B không có quyền chuyển nhượng cho người khác. Nếu hợp đồng ủy quyền không xác định người mua đích danh, thì ông B có quyền bán cho bất cứ ai.

Về việc thỏa thuận giá bán và phương thức thanh toán, nếu hợp đồng ủy quyền không giao cho ông B được quyền quyết định giá bán, thì ông/bà phải thỏa thuận với bên đã ủy quyền là người sử dụng và sở hữu bất động sản về giá bán. Đối với phương thức thanh toán, nếu hợp đồng ủy quyền không giao cho ông B nhận tiền, thì ông/bà nên thanh toán trực tiếp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản cho bên đã ủy quyền.

Một vấn đề khác cũng cần lưu ý, hiện nay thuế thu nhập cá nhân liên quan đến việc chuyển nhượng thông qua hợp đồng ủy quyền thường bị tính thuế thu nhập cá nhân trên giá chuyển nhượng cho người ủy quyền và cho cả bên được ủy quyền.

Do trong thực tế có nhiều trường hợp hai bên chuyển nhượng bất động sản cho nhau nhưng không làm hợp đồng chuyển nhượng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Vì vậy, để hạn chế việc trốn tránh nêu trên cơ quan thuế sẽ tính thuế theo cách nêu trên, nếu như hai bên có bằng chứng chứng minh ngược lại.

Trân trọng.
Luật sư Phạm Đình Sơn (Công ty Luật TNHH Phạm Đình & Cộng Sự)
(Theo TTO)
Posted by Harry On 9:47 AM

Điều kiện miễn thuế khi chuyển nhượng nhà ở duy nhất?

04/09/2013 08:26

Ngoài việc thỏa mãn các điều kiện theo quy định còn phải thỏa mãn thêm điều kiện có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.

Ảnh minh họa

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 29/8/2013 của Bộ Tài chính, thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được miễn thuế TNCN.

Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được miễn thuế theo quy định phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

- Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.

Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.

- Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.

Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.

Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.

Ngoài ra, nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế TNCN theo hướng dẫn trên.
 
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân
(Theo Chinhphu.vn) 
Posted by Harry On 9:46 AM

Quy định về trách nhiệm liên quan khi xử lý vi phạm trật tự xây dựng?

03/09/2013 13:39

Hỏi: Công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị vì xây dựng không phép, cơ quan địa phương đã lập biên bản ngừng thi công, nhưng chủ đầu tư không chấp hành nên cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quyết định đình chỉ thi công.

Trong quyết định đình chỉ thi công có nội dung yêu cầu chi nhánh điện và công ty cấp nước thực hiện việc cắt điện, cắt nước đối với công trình vi phạm. Tuy nhiên, 2 đơn vị này không thực hiện. Vậy, việc xử lý đối với 2 đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước như thế nào? Quy định tại văn bản pháp luật nào? Phạm Ngọc Hậu (hauphamdilinh1301@...)
 
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo Điều 4, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, thì hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

- Ngừng thi công xây dựng công trình.

- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

- Ngoài các hình thức xử lý quy định nêu trên thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xử lý công trình không có Giấy phép xây dựng

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12, Nghị định nêu trên, những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng (trừ những trường hợp không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng quy định tại khoản 2, Điều này) phải bị xử lý như sau:

- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

- Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

- Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

Trách nhiệm liên quan

Tại Điều 9, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan công an, đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các cơ quan liên quan khác trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như sau:

- Thủ trưởng cơ quan công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện hoặc dung túng cho hành vi vi phạm để công trình tiếp tục xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

- Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện, thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp ông Phạm Ngọc Hậu phản ánh, căn cứ quy định nêu trên trường hợp chi nhánh điện, công ty cấp nước không thực hiện, thực hiện không kịp thời nội dung yêu cầu cắt điện, cắt nước trong quyết định đình chỉ thi công, hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm, thì người có trách nhiệm ở chi nhánh điện, công ty cấp nước sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
 
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội
(Theo Chinhphu.vn) 
Posted by Harry On 9:45 AM

Cổ phiếu bất động sản: 80% giao dịch từ cổ đông trong nước

22/08/2013 08:26

Dù có những giao dịch dẫn đến sự thay đổi chủ sở hữu trong nhóm doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) niêm yết, nhưng nhìn chung, tình hình sở hữu cổ phiếu BĐS thời gian gần đây vẫn không có nhiều biến động.

>>   Giao dịch cổ phiếu địa ốc đang tăng mạnh /Cổ phiếu BĐS vẫn chưa thấy điểm sáng
Yên vị cơ cấu cổ đông lớn
Theo các thông tin công bố trên các website tài chính, cơ cấu cổ đông lớn của nhiều DN BĐS niêm yết hiện không có nhiều thay đổi. Một số tập đoàn, cơ quan nhà nước vẫn là cổ đông chi phối tại các DN BĐS.
Đơn cử, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) ngoài sở hữu 27,9% vốn ở Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), còn là cổ đông lớn nhất nắm 23,2% vốn tại Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp thương mại Củ Chi (CCI), nắm 19,8% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII).
Hay Bộ Xây dựng đang nắm hơn 56,72% vốn ở Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIG). Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) nắm 51% vốn ở Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HU1). Bộ Quốc Phòng nắm 10,04% vốn ở Hà Đô (HDG). SCIC nắm 11,8% vốn ở Hadeco (HDC)...
  
Phần lớn tập đoàn, công ty nhà nước đều cử đại diện vào hội đồng quản trị (HĐQT) của nhiều DN BĐS. Chẳng hạn, ông Nguyễn Văn Lệ, Chủ tịch của BCI cũng là người đại diện 19,8% vốn ở BCI. Ông Hoàng Đình Thắng, thành viên HĐQT là người đại diện số cổ phần còn lại của HFIC tại BCI.
Ngoài ra, đối tượng nắm giữ cổ phần tại các công ty BĐS còn là các ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Việt Á tham gia rót vốn vào khá nhiều công ty, như nắm 11% vốn ở Đất Xanh (DXG); giữ 8,53% vốn ở CCI; giữ 4,13% vốn ở Sông Đà 6 (SD6).
Ngân hàng BIDV cũng đang sở hữu 8,09% vốn ở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL); 2,45% vốn ở Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) và 1,19% vốn ở Nhà Thủ Đức (TDH).
Hay Ngân hàng Phương Nam cũng là cổ đông lớn thứ hai tại BCI, với tỷ lệ sở hữu 12.93% vốn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Ngân hàng Phương Nam và BCI chỉ thuần túy là DN - cổ đông chứ không có quan hệ cho vay tín dụng...
Các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán (CTCK) cũng tham gia sở hữu đáng kể tại các DN BĐS. Dù Amersham Industries Limited, một quỹ thuộc Dragon Capital đã giảm sở hữu tại BCI từ 1,47% xuống 0,46% vốn ở BCI, nhưng các quỹ khác của Dragon Capital là Balcstrand Limited, Ware Group Limited, Vietnam Enterprise Investments Limited và Vietnam Property Fund Limited đã mua lại.
Như vậy, tổng cộng 4 quỹ của Dragon Capital đang nắm 7,6 triệu cổ phiếu BCI, tương ứng 10,51% vốn và là cổ đông lớn thứ ba tại BCI. Hay Quỹ Vietnam Property Holding của SAM đang là cổ đông lớn nhất, nắm 19,13% vốn ở Công ty CP Thế kỷ 21 (C21). Vietnam Property Holding (VPH) cũng đang là cổ đông lớn tại Năm Bảy Bảy (NBB).
Ngoài VPH, các quỹ thuộc Deutsche Bank như Deutsche Asset Managament (Asia) Limited, Deutsche Bank AG London, Deutsche Bank Aktiengesellschaf cũng là cổ đông hàng đầu ở NBB.
Ngân hàng Việt Á tham gia rót vốn vào khá nhiều công ty, như nắm 11% vốn ở Đất Xanh (DXG); giữ 8,53% vốn ở CCI; giữ 4,13% vốn ở Sông Đà 6 (SD6). Ngân hàng BIDV cũng đang sở hữu 8,09% vốn ở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL); 2,45% vốn ở Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) và 1,19% vốn ở Nhà Thủ Đức (TDH).
Thị trường còn ghi nhận sự xuất hiện của Quỹ Mutual Elite do PYN Fund Management quản lý khi quỹ này liên tục đẩy mạnh giao dịch và chính thức sở hữu 9,81% vốn ở Khang Điền (KDH) chỉ sau khoảng 2 tháng gom mua, trở thành nhà đầu tư ngoại lớn thứ hai ở KDH, chỉ sau Quỹ VOF của VinaCapital.
Riêng các quỹ của VinaCapital không chỉ góp vốn vào KDH mà còn giữ cổ phần ở Thế kỷ 21 (C21). Theo báo cáo cuối tháng 2/2013, khoản đầu tư vào C21 đang chiếm 3,2% NAV của Quỹ VOF và 13,8% NAV của Quỹ VNL. Ngoài ra, VOF cũng nắm 9,14% vốn ở Quốc Cường Gia Lai (QCG).
Red RiverHolding, Beira Limited, VietBridge Capital Holdings, Vietnam Azalea Fund Limited, Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential, PCA International Opportunities Funds SPC... tiếp tục nằm trong danh sách cổ đông lớn ở các công ty BĐS như IJC, ITC, NBB, HDC, LCG... Trong nước, nhiều CTCK như Rồng Việt, SSI, FPTS... cũng đang sở hữu cổ phiếu BĐS.
Không ít DN BĐS tuy đã cổ phần hóa nhưng đa số cổ phiếu lại trong tay một nhóm cá nhân thuộc cùng gia đình hoặc tổ chức có liên quan. Đơn cử, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Phát Đạt (PDR) cùng gia đình nắm khoảng 78% vốn ở PDR. Hay ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc Địa ốc Khang An (KAC) vẫn nắm 51,4% vốn ở KAC.
Cá nhân nào đã giao dịch?
Nhìn tổng thể, giao dịch cổ phiếu BĐS tập trung ở nhóm cổ đông trong nước. Khi xem xét khoảng 20 DN BĐS trên sàn, con số thống kê cho thấy, khoảng 80% các giao dịch đáng chú ý trong 7 tháng đầu năm 2013 đến từ cổ đông nội.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC đánh giá, đây là diễn biến hợp lý khi một số quỹ, CTCK, tổ chức trong nước cũng như cá nhân nhà đầu tư đang có những thay đổi trong cơ cấu vốn đầu tư, trong định hướng hoạt động.
Lấy ví dụ CTCK Âu Việt (AVS) - tổ chức nắm 4,4% vốn ở DIH đã qua gần xong các bước của phá sản. Vì thế, AVS đã và sẽ tìm cách thoái hết vốn khỏi những khoản mục công ty đầu tư.
Trong tương quan giao dịch mua - bán, động thái nhà đầu tư nội gom mua cổ phiếu BĐS lại nhiều hơn. Đơn cử, ông Trần Minh Đức, Chủ tịch C21, đã nâng sở hữu của mình tại C21 lên 5,62%.
Còn ông Trần Công Tuấn, thành viên HĐQT và là em trai ông Đức, cũng nâng sở hữu tại C21 lên 3,56%. Giao dịch mua cũng diễn ra mạnh ở các cổ đông có liên quan đến cá nhân sáng lập tại công ty. Sau 3 lần mua, Đoàn Hữu Hà An, con của ông Đoàn Hữu Thuận, chủ tịch HDC đã mua thêm 150.000 cổ phiếu và nắm 0,56% vốn ở HDC.
Động thái mua vào từ HĐQT, ban điều hành, ban kiểm soát và những người liên quan là tín hiệu vui cho những ai đang nắm giữ cổ phiếu DN BĐS. Theo các chuyên gia, việc mua vào của những người đứng đầu DN thường phản ánh ý muốn gắn bó nhiều hơn và trách nhiệm hơn với DN.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê chỉ ra, khối lượng trong mỗi giao dịch mua của nhà đầu tư nội còn khá khiêm tốn, trung bình khoảng vài chục ngàn cổ phiếu. Do đó, tác động từ giao dịch của cổ đông nội bộ đến thị trường không lớn. Trong khi đó, việc rút vốn hay mua vào của nhóm cổ đông ngoại lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Điển hình, chỉ chưa đầy 2 tháng, Quỹ Mutual Elite liên tục gom mua và trở thành cổ đông lớn nhất ở KDH, nắm gần 10% vốn ở KDH. Hay những động thái rút vốn của Deutsche Bank khỏi NTL, IJC cũng khiến thị trường chú ý do giao dịch hàng trăm ngàn cổ phiếu trong mỗi giao dịch.
(Theo DNSG) 
Posted by Harry On 9:44 AM

Nhiều doanh nghiệp BĐS niêm yết giá cổ phiếu dưới 5.000 đồng

08/08/2013 08:22

Điểm qua một số DN bất động sản đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, có thể thấy những khó khăn của DN nhóm này phần nào đã được thể hiện trên thị giá cổ phiếu.

CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí - IDICO (PXL) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2013. Theo đó, trong quý II, Công ty ghi nhận doanh thu 16,970 tỷ đồng, giảm 19,19% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 17 tỷ đồng, giảm mạnh 76,3% so với cùng kỳ năm 2012; lỗ 15,534 tỷ đồng.
Giải trình nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, PXL cho biết, tại thời điểm 30/6/2013, Công ty phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào CTCP Thiết bị nội ngoại thất Dầu khí và trích lập dự phòng giảm giá cho khoản đầu tư cổ phiếu CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn, với tổng số tiền 15,687 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận âm 15,534 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, công tác bán hàng của một số dự án hợp tác đầu tư của Công ty chưa đạt kế hoạch đề ra. Các dự án khác vẫn đang trong giai đoạn đầu tư với chi phí tương đối lớn (khoảng 362 tỷ đồng), dự kiến phải sau 2 - 5 năm mới cho phép ghi nhận doanh thu và lợi nhuận.
Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện có khoảng 24 DN bất động sản niêm yết đang có cổ phiếu giao dịch dưới 5.000 đồng/CP. .Ảnh minh họa.
Tình hình tại CTCP Đầu tư tài chính quốc tế và phát triển DN IDJ (IDJ) cũng không mấy sáng sủa hơn, khi trong quý II, Công ty đạt doanh thu thuần 9,458 tỷ đồng; lợi nhuận âm 5,576 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 11,768 tỷ đồng, tăng nhẹ 14,4% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận chỉ có 212 triệu đồng, giảm mạnh 85,3% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của việc thua lỗ trong quý II, theo IDJ, chủ yếu là do phải trích khấu hao Trung tâm thương mại Grand Plaza và trung tâm này đang đóng cửa để tái cấu trúc. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty phải chấp nhận bán lỗ một số hạng mục đầu tư.
Với CTCP Vạn Phát Hưng (VPH), trong quý II, Công ty đạt doanh thu thuần 21 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ; lỗ thuần 180 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, Công ty đạt doanh thu thuần 51,2 tỷ đồng, giảm 11,73% so với cùng kỳ 2012; lợi nhuận trước thuế đạt 1,465 tỷ đồng, giảm mạnh 80,9% so với cùng kỳ. Theo VPH, lý do sụt giảm mạnh lợi nhuận trong nửa đầu năm nay là Công ty đang trong quá trình hoàn thiện block 1A-1B của dự án căn hộ phức hợp La Casa tại phường Phú Thuận, quận 7 (Tp.HCM), nhưng do điều kiện không thuận lợi của thị trường ảnh hưởng đến tiến độ thi công hoàn thiện đã dẫn đến kế hoạch bàn giao nhà sớm trong tháng 6/2013 không thực hiện được. Theo đó, Công ty chưa kịp ghi nhận kết quả kinh doanh của Dự án trong quý II/2013.
Tuy nhiên, trong bức tranh chung của các DN bất động sản có cổ phiếu được giao dịch dưới 5.000 đồng/CP, vẫn có những điểm sáng nhất định. Chẳng hạn, CTCP Đầu tư và Xây lắp Constrexim số 8 (CX8) có doanh thu 6 tháng đạt 21,284 tỷ đồng, tăng so với mức doanh thu cùng kỳ 2012 (là 16,013 tỷ đồng); CTCP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) có doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 283,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2012 chỉ đạt 90 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 8,8 tỷ đồng. Hay CTCP Đầu tư & Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu long (CCL) có doanh thu 6 tháng đầu năm 30,331 tỷ đồng, tăng 17,38% so với cùng kỳ 2012. Ở một số DN khác, ghi nhận lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm, dù lợi nhuận đó không đến từ hoạt động kinh doanh chính, cho thấy nỗ lực của DN trong việc cầm cự qua giai đoạn bĩ cực của nền kinh tế.
5 DN bất động sản có cổ phiếu dưới 5.000 đồng
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Mã CK
Sàn
Vốn điều lệ
Doanh thu quýII/2013
Doanh thu 6 tháng 2013
Doanh thu 6 tháng 2012
LN QII/2013
LN 6 tháng 2013
LN 6 tháng2012
1

PXL

HOSE

827,222

16,970

17,028

71,977

-15,590

-15,534

0,086
2

IDJ

HNX

326,000

9,458

11,768

10,281

-5,576

0,212

1,443
3

VPH

HOSE

302,091

21,109

51,186

57,994

0,859

1,465

7,860
4

CCL

HOSE

250,000

18,559

30,331

25,839

0,750

1,556

4,037
5

VC7

HNX

80,000

16,162

78,428

115,920

-3,724

-3,506

0,722
(Theo ĐTCK)