"Giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) không chỉ là giải cứu cho người giàu, mà đây cũng là cơ hội để cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể tiếp cận được nhà ở".
BĐS đã một thời lãi "khủng", trở thành một trong những ngành nghề hái ra tiền rất nhanh chóng. Bởi vậy khi thị trường BĐS đang khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng việc "giải cứu" thị trường BĐS cũng chính là giải cứu cho người giàu. Còn đối tượng đang gặp khó khăn thì giấc mơ nhà ở vẫn là một cái gì đó xa vời...
Trao đổi về vấn đề này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định không có chuyện giải cứu cho người giàu, mà thời điểm này chính là cơ hội để đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội có thể tiếp cận được với nhà ở.
Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở. Ảnh LD
Xoay quanh câu chuyện thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, vấn đề này cũng đã được bàn tới khá nhiều trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đầu năm 2012. Theo Bộ trưởng Đam, trước khó khăn thách thức này, Chính phủ đã giao cho hai Bộ khảo sát và báo cáo cụ thể hai vấn đề. Một là Bộ KH&ĐT phải rà soát về thực trạng DN Việt Nam. Sau đó Bộ này đã báo cáo, cập nhật tình hình khá đầy đủ.
Thứ hai, Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp cùng các địa phương khảo sát, đánh giá lại thực trạng thị trường BĐS. Nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành dựa trên những kết quả, đánh giá khảo sát của các cơ quan chức năng với địa phương. Căn cứ vào thực trạng như vậy Chính phủ đã đề ra những giải pháp cụ thể để giải cứu thị trường.
"Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu. Trong điều hành Chính phủ luôn nhất quán, ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong xã hội. Chúng ta đã đổ nhiều công sức phát triển nông thôn, và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình giải quyết vướng mắc về thị trường BĐS, giải pháp ưu tiên hành đầu là giúp người nghèo, người thu nhập trung bình mà trước đây không thể tiếp cận được nguồn vốn và cũng không đủ tiền để mua căn hộ. Bây giờ đối tượng này sẽ được tạo điều kiện hơn" – Bộ trưởng Đam chia sẻ.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nói thêm rằng, thị trường BĐS ở Việt Nam rất khác so với các nước. Thị trường BĐS chủ yếu là nhà ở và văn phòng cho thuê, ở nước phát triển đã hoàn thành từ rất nhiều năm nay. Còn nước ta nhiều dự án mới đang trong quá trình, thậm chí mới bắt đầu thực hiện.
"Bên cạnh đó tâm lý của chúng ta cũng không giống các nước. Vì ở các nước, người có thu nhập trung bình – những người làm công ăn lương, giải pháp đầu tiên người ta nghĩ đến là thuê nhà. Còn ở ta do thói quen truyền thống bao giờ cũng muốn sở hữu nhà riêng. Những vấn đề này đã được các bộ ngành, Chính phủ tính tới. Sắp tới đây tất cả các giải pháp cụ thể về tài chính, tín dụng, đất đai trong điều kiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đều nhằm mục tiêu tháo gỡ thị trường BĐS, nhưng đồng thời cũng coi đây là một cơ hội giúp những người trước đây vốn khó khăn về nhà ở có thể thực hiện được".
Bên cạnh đó một số công trình dân sinh như bệnh viện, trường học đang khó khăn cũng có thể đẩy nhanh được tiến độ.
Nguyễn Dũng
BĐS đã một thời lãi "khủng", trở thành một trong những ngành nghề hái ra tiền rất nhanh chóng. Bởi vậy khi thị trường BĐS đang khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng việc "giải cứu" thị trường BĐS cũng chính là giải cứu cho người giàu. Còn đối tượng đang gặp khó khăn thì giấc mơ nhà ở vẫn là một cái gì đó xa vời...
Trao đổi về vấn đề này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định không có chuyện giải cứu cho người giàu, mà thời điểm này chính là cơ hội để đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội có thể tiếp cận được với nhà ở.
Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở. Ảnh LD
Xoay quanh câu chuyện thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, vấn đề này cũng đã được bàn tới khá nhiều trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đầu năm 2012. Theo Bộ trưởng Đam, trước khó khăn thách thức này, Chính phủ đã giao cho hai Bộ khảo sát và báo cáo cụ thể hai vấn đề. Một là Bộ KH&ĐT phải rà soát về thực trạng DN Việt Nam. Sau đó Bộ này đã báo cáo, cập nhật tình hình khá đầy đủ.
Thứ hai, Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp cùng các địa phương khảo sát, đánh giá lại thực trạng thị trường BĐS. Nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành dựa trên những kết quả, đánh giá khảo sát của các cơ quan chức năng với địa phương. Căn cứ vào thực trạng như vậy Chính phủ đã đề ra những giải pháp cụ thể để giải cứu thị trường.
"Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu. Trong điều hành Chính phủ luôn nhất quán, ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong xã hội. Chúng ta đã đổ nhiều công sức phát triển nông thôn, và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình giải quyết vướng mắc về thị trường BĐS, giải pháp ưu tiên hành đầu là giúp người nghèo, người thu nhập trung bình mà trước đây không thể tiếp cận được nguồn vốn và cũng không đủ tiền để mua căn hộ. Bây giờ đối tượng này sẽ được tạo điều kiện hơn" – Bộ trưởng Đam chia sẻ.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nói thêm rằng, thị trường BĐS ở Việt Nam rất khác so với các nước. Thị trường BĐS chủ yếu là nhà ở và văn phòng cho thuê, ở nước phát triển đã hoàn thành từ rất nhiều năm nay. Còn nước ta nhiều dự án mới đang trong quá trình, thậm chí mới bắt đầu thực hiện.
"Bên cạnh đó tâm lý của chúng ta cũng không giống các nước. Vì ở các nước, người có thu nhập trung bình – những người làm công ăn lương, giải pháp đầu tiên người ta nghĩ đến là thuê nhà. Còn ở ta do thói quen truyền thống bao giờ cũng muốn sở hữu nhà riêng. Những vấn đề này đã được các bộ ngành, Chính phủ tính tới. Sắp tới đây tất cả các giải pháp cụ thể về tài chính, tín dụng, đất đai trong điều kiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đều nhằm mục tiêu tháo gỡ thị trường BĐS, nhưng đồng thời cũng coi đây là một cơ hội giúp những người trước đây vốn khó khăn về nhà ở có thể thực hiện được".
Bên cạnh đó một số công trình dân sinh như bệnh viện, trường học đang khó khăn cũng có thể đẩy nhanh được tiến độ.
Nguyễn Dũng
0 comments:
Post a Comment