Showing posts with label Bất động sản. Show all posts
Showing posts with label Bất động sản. Show all posts

Saturday, October 19, 2013

Posted by Harry On 11:57 AM
Được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, đồng ý về chủ trương của Ban Chấp hành và Chủ tịch Hiệp hội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chỉ đạo Văn phòng Hiệp hội phối hợp cùng Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, Liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 và Công ty CP Megalink tổ chức “Phiên giao dịch Bất động sản lần thứ II” ngày 18,19,20 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội.

Sáng 18/10, Lễ khai mạc Hội chợ đã diễn ra tại Cung Quy hoạch trên đường Đỗ Đức, HN. Theo Ban tổ chức, có khoảng 1500 sản phẩm từ cao cấp đến bình dân và nhà thu nhập thấp mở bán tại Hội trợ, triển lãm.


Sản phẩm chào bán tại Phiên giao dịch BĐS lần này chủ yếu là những dự án căn hộ giá rẻ, và các gian hàng của ngân hàng tài trợ vốn.

Các gian hàng chào bán sản phẩm chủ yếu là loại căn hộ phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường hiện nay như dòng sản phẩm căn hộ thu nhập thấp Đặng Xá 2 (9 triệu đồng/m2) của Viglacera hay Bắc Cổ Nhuế -Chèm (từ 10,3 triệu đồng/m2) của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô; Dòng sản phẩm căn hộ thương mại trung bình chiếm phần lớn như CT2 Trung Văn (20,5 triệu đồng/m2), Tây Hà Tower (17,8 triệu đồng/m2), các sản phẩm do Liên minh G5 phân phối OCT2 Xuân Phương (13 triệu đồng/m2), Discovery Complex (27 triệu đồng/m2)…

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng tham gia tài trợ vốn như Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, ngân hàng Liên Việt, Eximbank,…

Bình An
Theo Trí Thức Trẻ - Nguồn: Saigon pear vs The Manor

Friday, October 18, 2013

Posted by Harry On 8:26 PM
Để giải thoát hàng tồn kho, ông Hoàng Công Tuấn - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường tại Chứng khoán MB gợi ý doanh nghiệp cần lựa chọn phân khúc phù hợp với khả năng tài chính, đưa ra các chương trình khuyến mại thiết thực...

Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất từ trước tới nay, tình trạng tồn kho ở các doanh nghiệp trong ngành đã và đang trở thành vấn đề nan giải chưa có hướng khắc phục. Sản phẩm tồn kho hiện nay thuộc tất cả các phân khúc tại nhiều địa phương khác nhau và cùng ở mức độ khá nghiêm trọng.

Kết quả khảo sát sơ bộ thị trường bất động sản TP HCM của Ủy ban Nhân dân thành phố cho thấy, nhiều dự án tạm dừng, chậm triển khai. Một số dự án có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng không bán được, tồn kho tăng. Toàn thành phố tồn kho 10.039 căn hộ có diện tích 60 – 90m2 và 3.406 căn hộ có diện tích trên 90 m2.


Ông Hoàng Công Tuấn - Chuyên gia Chiến lược thị trường tại Công ty Chứng khoán MB.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng có báo cáo về tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội có trên 368 dự án bất động sản, 233 trong số này đang triển khai. Số căn hộ tồn kho chưa bán được của các dự án là 5.789 căn; nhà thấp tầng (bao gồm cả nhà biệt thự, liền kề) tồn kho 3.483 căn; nhà thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ.

Lĩnh vực địa ốc vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy khi giá bất động sản vẫn có xu hướng tiếp tục giảm trong khi thanh khoản thị trường luôn ở mức thấp. Các chủ đầu tư phải chịu sức ép bán hàng trong khi thị trường lại thuộc về người mua, do vậy sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào sức mua và tâm lý khách hàng. Trong 1-2 năm tới, triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục khó khăn, do đó sự ảm đạm của ngành bất động sản, vốn là một lĩnh vực kinh doanh mang tính chu kỳ cao, nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong tương lai gần.

Khảo sát sơ bộ các doanh nghiệp bất động sản niêm yết cho thấy, thực trạng tồn kho của nhiều doanh nghiệp lên tới mức đáng báo động với trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung vào các dự án triển khai dở dang và sản phẩm không bán được thuộc nhiều phân khúc khác nhau.

Trước thực trạng đáng quan ngại trên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng tình trạng này là thử thách nghiệt ngã, song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bất động sản có uy tín, tiềm lực tài chính mạnh và sản phẩm phù hợp vươn lên phát triển. Trên thực tế, áp lực hàng tồn kho rất căng thẳng, nhưng trong nền kinh tế thị trường, chắc chắn sẽ có sự tự sàng lọc. Các doanh nghiệp yếu kém, đầu tư dàn trải và không có sản phẩm đặc thù sẽ phá sản trong khi những đơn vị uy tín vẫn có thể nhìn ra cơ hội.

Hàng tồn kho bất động sản thường chia thành 2 loại, gồm các sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa bán được và những dự án dang dở. Trên thực tế, khách hàng hiện không còn mặn mà với dự án dở dang do phần đông người mua nhà có nhu cầu ở thật. Do đó, các doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ sản phẩm chính là những đơn vị có sẵn dự án, giá cả hợp lý, đang triển khai tốt, uy tín và cam kết về chất lượng cũng như tiến độ công trình.

Như vậy, nếu các doanh nghiệp có sản sản phẩm là căn hộ hoàn thiện, hoặc sắp hoàn thiện và đang triển khai tốt, giá vừa túi tiền, giao thông thuận tiện thì vẫn tiêu thụ được. Trước tình thế khó khăn, một số doanh nghiệp bất động sản đã tìm nhiều giải pháp tháo gỡ, trong đó có định hướng lại chiến lược phát triển, tung khuyến mãi, chuyển trọng tâm và nguồn lực vào các phân khúc sản phẩm cốt lõi.

Chẳng hạn, có đơn vị niêm yết trên sàn TP HCM nhắm vào phân khúc cao cấp với những căn hộ sang trọng, giá bán bán dao động từ 26 triệu đồng đến 40 triệu đồng một mét vuông. Để tăng cường khả năng bán hàng, đơn vị này tung ra chương trình khuyến mãi mạnh tay và có phần gây sốc để làm nóng thị trường. Theo đó, ngoài các hạng mục tiện ích miễn phí được xây dựng thêm như bể bơi, sân tennis, cầu lông, bóng rổ.., khách hàng mua nhà còn được miễn phí dịch vụ quản lý chung cư trong vòng 10 năm và giảm giá cho các chương trình khác như giáo dục, bảo hiểm.

Nếu không dư dả nguồn vốn để tung các chương trình khuyến mãi, doanh nghiệp cũng có thể cho mục tiêu là phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ làm mũi nhọn đột phá, vượt khó khăn và tận dụng gói hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể khai thác mô hình căn hộ vừa đủ cho một gia đình với giá dao động 600-800 triệu đồng mỗi căn. So sánh với thu nhập bình quân của các hộ gia đình tại TP HCM, đây là mức giá vừa phải.

Có thể thấy, các doanh nghiệp bất động sản đang phải tự xoay sở để vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện nay và những giải pháp hỗ trợ của Chính phủ có tác dụng rất hạn chế. Dù vậy, trong “nguy luôn có cơ” và những doanh nghiệp bất động sản năng động chắc chắn sẽ nắm bắt được cơ hội, khắc phục khó khăn và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Hoàng Công Tuấn
Chuyên gia Chiến lược thị trường Chứng khoán MB, SaiGon PearlThe Manor

Wednesday, October 16, 2013

Posted by Harry On 9:13 AM
Liên tiếp những ngày qua, hàng loạt dự án bất động sản đã được chủ đầu tư mở bán. Do giá bán nhà ở đã giảm xuống mức phù hợp nên nhiều người mua nhà đã “xuống tiền” lựa chọn sản phẩm.


Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội được mở bán

Mới nhất, Liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 đã tổ chức mở bán khu căn hộ cao cấp Discovery Complex tại 302 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội với giá từ 27 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT).

Dự án bao gồm một tòa tháp văn phòng 43 tầng và tòa tháp căn hộ cao 54 tầng, cung cấp hơn 45.000m2 sàn văn phòng cho thuê và 500 căn hộ cao cấp. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và bàn giao cho khách hàng vào quý I/2016.

Vào cuối tháng 10 này, CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển nhà số 7 Hà Nội (HDI) sẽ chính thức chào bán 110 căn hộ đang được hoàn thiện thuộc tòa CT2A-2B dự án Tay Ho Residence (đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ) với mức giá từ 32-33 triệu đồng/m2. Các căn hộ của dự án có diện tích từ 58-125m2 đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng trong tháng 12 năm nay.

Bên cạnh những dự án cao cấp, 2 dự án tầm trung mới nhất vừa “ra lò” là Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế-Chèm với tổng số khoảng 2.000 căn hộ, diện tích từ hơn 36m2 đến 70m2, giá bán từ 9-10,8 triệu đồng/m2. Hiện cả 2 dự án đang nhận hồ sơ đăng ký mua nhà.

Tập đoàn Mường Thanh vừa tung ra thị trường khoảng 600 căn nhà thương mại tại chung cư CT12 Kim Văn-Kim Lũ (Khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Với diện tích nhỏ từ 45-76 m2, mức bán chủ đầu tư đưa ra dao động 10-14,5 triệu đồng/m2. Trong đó các căn từ tầng 26 đến tầng 35 có giá bán 12-12,5 triệu đồng/m2 được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Đối tượng có nguồn tài chính eo hẹp hơn thì lựa chọn các căn hộ tầng cao hơn, giá 11 triệu đ/m2 và tầng trên cùng chỉ còn 10 triệu đồng/m2.

Siêu thị dự án bất động sản Thế kỷ cũng đã mở bán các căn hộ có diện tích từ 70-150m2 với giá từ 1,5 tỷ đồng/căn của dự án CT2 Trung Văn. Chủ đầu tư đang tập trung hoàn thiện dự án để bàn giao cho khách hàng theo đúng tiến độ vào tháng 3/2014.

Còn Tập đoàn Đất Xanh vừa tổ chức lễ mở bán ưu đãi dành cho 500 khách hàng thân thiết đầu tiên đặt mua căn hộ dự án Sunview Town. Dịp này, Đất Xanh cũng dành 100 căn hộ của block A3 để chào bán. Cuối buổi mở bán, hầu hết số căn hộ ưu đãi này được khách hàng chọn mua. Các căn hộ có diện tích từ 54-71m2, trong đó hơn 80% căn hộ có diện tích nhỏ hơn 71m2. Giá bán mỗi căn hộ chỉ từ 10,9 triệu đồng/m2, đồng thời có rất nhiều ngân hàng như Vietinbank, BIDV, VietAbank, MB… cam kết hỗ trợ như lãi suất 5%/năm, vay 70% giá trị căn hộ, thời hạn vay lên đến 20 năm.

Công Trí
Posted by Harry On 9:12 AM
“Lúc đó tôi có lỗi là phải giấu cổ đông. Vì thời điểm 2009, 2010, kinh tế khó khăn bộn bề, tiền đâu mà dám tuyên bố đầu tư vào Myanmar, người ta sẽ cho tôi là viễn tưởng”.


Bầu Đức phải giấu cổ đông, lén đầu tư bất động sản vào Myanmar trong lúc kinh tế khó khăn.

Bản thân tôi cũng bị bầu Đức gạt khi tôi hỏi “Myanmar đang mở cửa tại sao anh không sang?”. “Tôi qua từ năm 2009 rồi chứ, và tôi có một miếng đất 8 hecta ở Yangon, vị trí đẹp như đường Đồng Khởi ở Sài Gòn, nhưng chưa dám đầu tư, vì tình hình chính trị còn bất ổn quá”. Sáu tháng sau khi gạt tôi, tháng 3/2013, bầu Đức công khai tuyên bố kêu gọi đầu tư bất động sản vào Myanmar. Kêu gọi mọi người đầu tư, nhưng thực ra, bầu Đức đã âm thầm chuẩn bị từ lâu. Đất đã mua từ 5 năm trước, các loại giấy phép ông đã làm xong từ trước đó năm rưỡi. Khi ông kêu gọi, hai chuyến tàu của HAGL đã rời bến chở theo máy móc, trang thiết bị, vật liệu trực chỉ Yangon.

Ba tháng sau, ngày 4/6/2010, bầu Đức thuê hẳn một chuyến chuyên cơ của Vietnam Airlines chỉ để chở quan khách, các nhà đầu tư và báo giới sang Yangon chứng kiến lễ khởi công khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center ở Yangon. 440 triệu đô la sẽ được đổ vào khu đất 2 mặt tiền, bên hông khách sạn 5 sao hiếm hoi Sedona, và có view trước là một cái hồ nước khá đẹp.

Sau lễ khởi công, ông gọi đây là cú đấm thứ hai sau cú đấm đầu tiên là Tổng công ty cao su bên Attapeu, Lào, dự định sẽ thu lãi sau thuế 1.500 tỷ đồng trong năm nay. Giấu cổ đông vì không muốn người ta bình luận “Lần trước thú thật là tôi phải giấu cổ đông để không ai bình luận lớn về chuyện này. Bây giờ tôi không phải là khoe hàng khoe của gì nữa, nhưng chắc chắn ở Việt Nam sẽ có nhiều người cho rằng “thằng cha Đức này lại nổ nữa”.

Với cú đấm thứ hai, HAGL sẽ lột xác hoàn toàn vào năm 2015” - bầu Đức nói chắc nịch. Bầu Đức nhắc lại chuyện năm 2002, khi tuyên bố mời Zico Thái Kiatisak về đá cho Hoàng Anh Gia Lai, ngay hôm sau ông bị Nguyễn Nguyên, phóng viên thể thao, “quất” cho một trận te tua trên mặt báo vì cái tội “nổ”. “Tôi đọc báo thấy bị Nguyễn Nguyên chửi, tức quá hôm sau tôi đưa Kiatisak qua Việt Nam luôn. Vậy là im re, không thấy nói gì nữa” - bầu Đức nhớ lại.

“Người mình có cái tật cứ hễ thấy ai làm một điều gì đó lạ lạ, vượt ngoài tầm một chút là lại cho là nổ. Nhưng khi chính thức khởi công rồi thì tôi cũng không giấu giếm gì nữa. Đây là dự án trọng điểm và HAGL sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực để thực hiện, kể cả con người và tiền bạc”.

“Bản thân tôi và tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ thích làm những gì không ai làm, và những gì người ta làm rồi thì tôi không làm. Ví dụ như bất động sản đóng băng, tui bỏ chạy luôn bằng cách hạ giá. Riêng BĐS ở TP.HCM không ai hạ giá, nhưng HAGL hạ giá đến 3 lần, từ đó mới định hình lại thị trường BĐS. Bây giờ với dự án này (ở Yangon - P.V), xin lỗi tôi nói thiệt, ở TP.HCM hay Hà Nội không thể có một dự án nào lớn như thế này, ngay tại trung tâm, gần như Hồ Hoàn Kiếm của Việt Nam. Miếng đất được coi là đẹp nhất Yangon và Myanmar giờ lọt vào tay HAGL”. Bầu Đức cho biết trong thời gian vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư bay tới đây rồi lại bay ngược về Việt Nam để tìm … chủ miếng đất.

“Ở Việt Nam, tôi có một bộ phận tiếp đón các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư bay sang Việt Nam thuyết phục tôi nhiều lần, nhưng nói thật là tôi chưa bao giờ có ý đồ bán lại. Vì đó là tương lai của HAGL và là cú đấm thứ hai của HAGL, mà là cú đấm mạnh. Cách đây 2 năm HAGL chỉ có một cú đấm duy nhất là tổng công ty cao su, xem như là cú đấm cứu vãn tình thế và là điểm tựa cho HAGL trong tương lai”. Lý do khiến ông trở lại làm bất động sản Sự kiện Myanmar mở cửa sớm hơn dự kiến đã buộc bầu Đức suy nghĩ chuyện “trở lại làm bất động sản”, trước thực trạng thị trường bất động sản ở Yangon có quá nhiều tiềm năng.

“Tôi qua Myanmar lần đầu tiên năm 2009, lúc đó tôi dự tính là phải đến 2016 họ mới mở cửa. Mà chưa mở cửa thì lấy mảnh đất này bán cho ai. Nhưng đến ngày 3/12/2011 thì họ đã mở cửa. Thú thật là tôi cũng không ngờ họ mở cửa nhanh như vậy. Cách đây 2 năm tôi đã tuyên bố bỏ thị trường bất động sản để tập trung vào trồng cao su. Nhưng trước tình thế này, chúng tôi phải họp lại để tính mô hình kinh doanh bất động sản mới”.

Yếu tố chính khiến bầu Đức quyết tâm đổ tiền vào dự án này là: “Thử tưởng tượng, giá thuê văn phòng loại A ở đây từ 120 - 150 USD/m2/tháng. Trong khi giá thuê ở đường Đồng Khởi chỉ từ 25 - 35 USD/m2/tháng. Như vậy là cao hơn đến 4 lần. Và giá khách sạn, căn hộ cũng thế. Căn hộ 2 phòng ngủ ở đây cho thuê đến năm ngàn đô một tháng”.

Và để tránh điều ai cũng hiểu trong kinh doanh “trâu chậm uống nước đục”, bầu Đức cho thi công ngày đêm, 24/24 để gấp rút hoàn tất giai đoạn một, đưa vào sử dụng 161.000 m2 sàn thuê văn phòng loại A và một khách sạn quy mô 480 phòng, cao 23 tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao vào tháng 12/2014.

Ông cho biết: “Chúng tôi vừa thi công vừa cử một đội quân “tình báo” thăm dò tình hình, chuyên theo dõi bất cứ động tĩnh nào ở khu Yangon này, để đảm bảo khi khu phức hợp đưa vào hoạt động sau giai đoạn 1, HAGL sẽ chiếm vị trí độc tôn.

Theo Một Thế Giới

Wednesday, September 25, 2013

Posted by Harry On 12:46 PM
Bất chấp bầu không khí trầm lắng của thị trường bất động sản Hà Nội, phòng trưng bày dự án The Manor Central Park tại The Manor Hà Nội vẫn tấp nập khách ra vào. Dù chưa chính thức công bố, nhưng hầu hết các căn nhà phố, biệt thự song lập tại dự án này đều nhận được sự quan tâm.

Một khu đô thị lý tưởng để sống và thư giãn

The Manor Central Park có hấp lực lớn không những đối với người mua nhà để ở, mà còn cả những nhà đầu tư bất động sản muốn tìm kiếm những khoản đầu tư giá trị, đầu tiên là vì vị trí “vàng” của nó.


Những căn Shophouse trong khu phố đi bộ


Nằm trên diện tích 90 ha thuộc địa bàn Q.Hoàng Mai và H.Thanh Trì, phía bắc chạy dài hơn 1 km theo đường Nguyễn Xiển, phía nam là Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, phía tây là Đại lộ Chu Văn An và phía đông tiếp giáp với Khu đô thị Bắc Linh Đàm, The Manor Central Park là khu đất cuối cùng trong nội thành Hà Nội (cũ), đủ lớn để phát triển một khu đô thị mới hoàn chỉnh.

Từ The Manor Central Park, chỉ mất vài phút chạy xe là có thể tiếp cận trụ sở của một loạt bộ, ngành, cũng như hàng chục cao ốc văn phòng, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm, siêu thị mọc lên san sát dọc theo đường vàng đai 3 trên cao (tuyến đường Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng).

The Manor Central Park còn khác biệt ở chỗ, nó được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, nhờ lợi thế công viên Chu Văn An rộng 100 ha bên cạnh và với 36ha diện tích mặt nước của 3 hồ nằm trong công viên. Thêm vào đó, các nhà thiết kế The Manor Central Park dành 7ha để làm công viên trung tâm (mô phỏng quảng trường thời đại ở Mỹ) chưa kể đến các công viên nhánh xen kẽ giữa các khu nhà.

The Manor Central Park được quy hoạch, thiết kế cực kỳ thông minh. Khi mà người Hà Nội bắt đầu “chán” những khu đô thị buồn tẻ, thiếu hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích, đây là dự án đầu tiên được thiết kế với các căn nhà phố kinh doanh nằm trên các con phố đi bộ, có diện tích vừa phải, chỉ từ 73-75m2. Các căn nhà phố này được thiết kế với cửa hàng ở tầng trệt và khu sinh hoạt gia đình tiện nghi ở các tầng trên để tùy nhu cầu của chủ nhân có thể vừa kinh doanh vừa ở hoặc cho thuê.

Trông mặt mà bắt hình dong

Nhưng có lẽ trên hết, sức hút của The Manor Central Park đến từ danh tiếng và uy tín của chủ đầu tư - Bitexco - Tập đoàn được đóng dấu thương hiệu với các dự án bất động sản đẳng cấp, mang tính biểu tượng như The Manor tại Hà Nội và TP.HCM, Tòa tháp búp sen cao 68 tầng tại TP.HCM; Khách sạn JW Marriott với hình ảnh “con rồng huyền thoại” tại Hà Nội,…

Nếu như 2 khu dân cư The Manor Hà Nội và TP.HCM xác lập một đẳng cấp mới về kiến trúc, chất lượng xây dựng và văn minh nhà chung cư, thì tòa tháp Bitexco Financial Tower - tòa nhà được thiết kế hình búp sen, một loài hoa truyền thống của Việt Nam là biểu tượng cho sự phát triển năng động, thịnh vượng của đất nước. Bằng chứng là ngay sau khi hoàn thành, năm 2011, Bitexco Financial Tower đã được kênh CNN Go bình chọn là 1 trong 20 tòa nhà chọc trời trên thế giới có tính biểu tượng. Tháng 8.2013 vừa rồi, Bitexco Financial Tower tiếp tục lọt vào danh sách danh giá, 25 tòa nhà nổi tiếng trên thế giới mang biểu tượng về xây dựng.

Khách sạn JW Marriott với tiêu chuẩn 5 sao cộng nằm ngay cạnh Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội được thiết kế theo hình ảnh biểu tượng “con rồng huyền thoại”, đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng, dự kiến đi vào hoạt động trong Quý IV.2013.

Ước mơ lớn nhất của ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco không phải là kiếm được nhiều tiền từ các dự án bất động sản mà làm sao để Việt Nam có nhiều công trình được thế giới biết đến, mang tính biểu tượng vượt thời gian. Chính thế, tất cả các dự án Bitexco phát triển đều được chú trọng thiết kế độc đáo, tinh tế, chất lượng hoàn hảo và thỏa mãn sự trải nghiệm của cộng đồng. (Hà Thái)

Nguồn:SaiGon Pearl

Friday, August 30, 2013

Posted by Harry On 9:08 PM
►Một trong những rào cản lớn nhất làm chùn chân không ít nhà đầu tư nước ngoài hiện tại là giá đất...



Tính đến nay, cả nước có 400 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 48,23 tỷ USD (còn hiệu lực đến 20/8). Trong 8 tháng qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 588,11 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư đăng ký (đứng sau công nghiệp chế biến, chế tạo).

Phân tích về kết quả này, công ty quản lý, tư vấn bất động sản Savills Việt Nam đánh giá, nửa đầu năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục với những chuyển biến tích cực, lạm phát kìm lại ở mức 2,4%, tăng trưởng GDP đạt 5%, lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống mức 6 - 7% và riêng tại Tp.HCM, lượng kiều hối đạt xấp xỉ 1,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế với những chính sách và gói hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn, áp dụng việc giảm 50% thuế VAT cho các giao dịch căn hộ thương mại với diện tích sàn dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, cùng với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội.

Theo Savills, đây là những yếu tố thúc đẩy nguồn vốn ngoại vào bất động sản gia tăng, dẫn đầu là Nhật Bản, cho dù thị trường bất động sản trong nước vẫn đang rất khó khăn.

Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vốn lớn vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian gần đây, như tập đoàn Tokyu đầu tư 1,2 tỷ USD xây dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương tại Bình Dương; quỹ đầu tư EXS Capital từ Nhật Bản đã đầu tư 37 triệu USD vào công ty bất động sản Sơn Kim Land...

Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nói: “Tại những hội thảo giới thiệu cơ hội cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam do Savills Việt Nam liên tục tổ chức trong thời gian qua ở Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật cho biết họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và kỳ vọng thị trường bất động sản là điểm đến đầu tư trung và dài hạn”.

Tính đến nay, cả nước có 400 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 48,23 tỷ USD (còn hiệu lực đến 20/8).

Bên cạnh Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đã từng đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng đang có mối quan tâm lớn tới những tài sản thanh lý của Việt Nam. Phần lớn các nhà đầu tư đó vẫn đang phát triển dự án của họ theo chiến lược dài hạn.

“Cushman & Wakefield cũng đang nhận được nhiều yêu cầu quan tâm đầu tư của các công ty từ Trung Đông và Nga đối với thị trường bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM”, ông Chris Brown, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield (Vietnam) cho biết.

Một trong những rào cản lớn nhất làm chùn chân không ít nhà đầu tư nước ngoài hiện tại là giá đất (yếu tố lớn nhất để đảm bảo tính sinh lời của dự án bất động sản). Giá đất để xây dự án thương mại ở trung tâm Tp.HCM bằng 85% so với Singapore, trong khi giá thuê văn phòng tại Singapore cao gấp 2,5 lần Tp.HCM. GDP của Tp.HCM tương đương thủ đô Manila của Philippines, nhưng giá đất thì cao gấp đôi.

Thực tế này khiến cho giá nhà ở hai thành phố lớn nhất nước khá cao và khó tìm được đầu ra khi nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam nhưng còn đang băn khoăn về vấn đề này.

Tags: SaiGon Pearl,Rent SaiGon Pearl, SaiGon Pearl for rent, The ManorThe Manor for rent, The Manor HCM, Rent The Manor
Posted by Harry On 9:06 PM
Việc Hoàng Anh Gia Lai quyết định “đầu hàng” thị trường BĐS tại Việt Nam nhưng lại bỏ hàng trăm triệu USD vào thị trường BĐS ở Myanmar và Lào với kỳ vọng “kiếm tỉ đô như chơi sau vài năm nữa khi thị trường này nóng bừng bừng” cho thấy niềm tin vào một sự phục hồi của thị trường này đối với nhiều DN đã quá mong manh.
Là một trong những người đầu tư vào thị trường BĐS lớn nhất TPHCM nhưng Hoàng Anh Gia Lai của “bầu” Đức cũng phải quyết định rút khỏi thị trường vốn được cho là béo bở, nhiều màu mỡ này. Nhìn xuyên suốt giai đoạn khó khăn vừa qua, có thể thấy HAGL đã có lộ trình hẳn hoi để rút khỏi thị trường BĐS TPHCM.

Năm 2009, HAG hạ giá 40% để bán chung cư Hoàng Anh River View. Năm 2011, một Cty thứ cấp hạ giá 20% để bán chung cư An Tiến, rồi sau đó tiếp tục bán rẻ chung cư Thanh Bình, quận 7.


Thị trường bất động sản đang được coi là rất khó khăn (ảnh minh họa).

Đó là những bước đi hiện thực hóa chủ trương “thoát” dần khỏi BĐS mà ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAG - đã từng tuyên bố với cổ đông, BĐS không sinh lợi, rút tiền để trồng caosu, trồng mía đường ở Lào, Campuchia và bây giờ là đầu tư BĐS ở Myanmar, để tăng trưởng bền vững, ổn định dài hơi.

Một đại gia BĐS khác đang rơi vào vòng xoáy nợ nần và đang “thu gọn” lại đó là CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG). Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT QCG - than thở: “Mỗi tháng Cty phải trả lãi vay tương đương vài căn hộ, tài sản ra đi mà không cứu được”.

Đối phó với khó khăn, QCG đã giảm dần nhân sự, mỗi Cty con chỉ duy trì 3 người: 1 GĐ, 1 kế toán và một người phụ trách kinh doanh. Tiếp đó, đầu tháng 7.2013, QCG đã có văn bản gửi Sở GDCK thông báo về việc thoái vốn khỏi 2 Cty con, đó là Cty TNHH Thương mại xây dựng đầu tư phát triển nhà Hưng Thịnh và Cty TNHH đầu tư phát triển nhà Quốc Cường.

Theo BCTC cuối năm 2012, QCG đã đầu tư vào 2 Cty này tổng cộng 81 tỉ đồng. Đặc biệt, trước đó Cty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường đã bị tòa xử thua kiện khách hàng và đang kháng cáo.

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc nhiều DN ráo riết bán bớt dự án đầu tư, theo nhiều chuyên gia, giống như hành động “vứt bớt hàng hóa xuống biển để giúp con tàu dễ dàng vượt bão”. Một đại gia khác trong giới đầu tư kinh doanh BĐS cũng có nhiều cuộc tháo vốn trong thời gian qua là CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH).

Mới đây, KDH thông báo hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn của mình tại Cty TNHH Đầu tư kinh doanh nhà Đoàn Nguyên. Theo đó, KDH đã chủ động tạm ngừng triển khai nhiều dự án từ năm 2012 nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Trước đó, KDH cũng đã thực hiện thoái vốn tại nhiều dự án.

Điển hình là việc chuyển nhượng 25% vốn trong Cty liên doanh CVH Mùa Xuân cho CapitalLand để không phải tăng thêm vốn cho việc xây dựng dự án. Đầu tháng 8, KDH cũng công bố hoàn tất chuyển nhượng gần 70 tỉ đồng giá trị góp vốn tại Cty TNHH Đầu tư và kinh doanh BĐS Khu Đông (tương đương 25% VĐL).

Theo giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức, “chỉ những phân khúc đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp may còn trông chờ chút lãi. Nếu đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại và nhà ở cao cấp thì không mong thu được vốn. Và trong khi thị trường BĐS trong nước không ai nói được khi nào mới có dấu hiệu phục hồi, thì HAGL lựa chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào thị trường BĐS nước ngoài” - ông Đức chia sẻ.

Trên thực tế, những nhận định của ông Đức hay của bất cứ một chủ DN BĐS nào về thị trường BĐS của Việt Nam gần như không còn ảnh hưởng đến thị trường bởi nhẽ, bản thân HAGL là một chủ đầu tư lớn nên tiếng nói của họ hiếm khi được nhìn nhận là khách quan.

Tuy nhiên, ngày qua ngày, hình ảnh những “nghĩa địa BĐS” hoang hóa bủa vây Hà Nội, những bãi đất được xem là vàng tại TPHCM được biến thành bãi giữ xe đã như một lời khẳng định chân thực nhất về thực trạng của thị trường này.

Theo Gia Miêu
Lao động
Tags: SaiGon Pearl,Rent SaiGon Pearl, SaiGon Pearl for rent, The ManorThe Manor for rent, The Manor HCM, Rent The Manor

Monday, July 8, 2013

Posted by Harry On 9:00 PM
Dự án chung cư VP5 Linh Đàm vừa ra mắt đã gây sốt, không chỉ vì mức giá 14 triệu đồng một mét vuông - thuộc diện được vay ưu đãi từ gói hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng, mà còn bởi mức chênh lệch chi cho môi giới.

Ngày 3/7, chủ đầu tư dự án chung cư VP5 Linh Đàm là Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu chính thức mở bán căn hộ với mức giá gốc dao động từ 14-16 triệu đồng một m2, tùy từng tầng. Tuy nhiên, ngay sau khi được mở bán, giá chênh các căn hộ được đẩy lên mức rất cao, gần 300 triệu đồng.

Chị Ngọc Anh, một "cò" có mặt tại sàn Mường Thanh sáng 4/7 giơ tập giấy photo gồm danh sách các căn hộ và mức giá chênh tương ứng. Theo đó, một căn góc ở tầng 15, giá gốc 16 triệu đồng có mức giá chênh cao nhất lên tới 280 triệu đồng. Mức giá chênh thấp nhất là khoảng 135 triệu đồng đối với căn hộ ở tầng 28.

Đại diện sàn bất động sản Thành Đạt, chị Thi cũng báo giá chênh cao nhất tại đơn vị này cũng lên tới 265 triệu đồng, mức thấp nhất là 215 triệu. "Những căn ở các tầng trung và diện tích rộng thì có giá chênh cao hơn", chị Thi lý giải.


Danh sách và mức giá chênh một số căn hộ tại dự án VP5 Linh Đàm. Ảnh: Ngọc Tuyên

Lãnh đạo một sàn địa ốc tại Hà Nội nhìn nhận đây là mức chênh quá cao ở thời điểm hiện nay. "Trước đây, thời địa ốc còn sốt, thì chênh lệch không có gì là lạ. Hiện đối với mỗi giao dịch thành công, môi giới chỉ dám đòi chênh khoảng 1,5-2% giá trị căn nhà là cùng. Theo đó, với những căn hộ như dự án này, giá chênh tầm 20 triệu đồng", vị này nói.

Lý giải về mức giá chênh cao, chị Ngọc Anh cho biết, không phải là do môi giới "ăn dày". Chị tiết lộ, để mua được một sàn khoảng 25 căn hộ tại dự án này, đơn vị của chị phải nộp thêm 2 tỷ đồng tiền chênh cho chủ đầu tư. Theo đó, so với giá gốc, mỗi căn chịu thêm tiền chênh khoảng 80 triệu đồng.

"Một số sàn mua những tầng đẹp còn phải chịu thêm tiền chênh gần 3 tỷ mới dành được suất. Do đó, khi bán ra, chúng tôi buộc phải nâng số chênh lên cao mới có lãi. Bây giờ nhà đất khó làm ăn rồi, có phải cứ muốn ăn dày là được đâu", chị Ngọc Anh phân trần.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Xí nghiệp tư nhân xây dựng số I Lai Châu phủ nhận thông tin thu chênh thêm khoản chênh 2 - 3 tỷ đồng đối với mỗi sàn căn hộ.

Lý giải về mức giá chênh mà "cò" đưa ra quá cao, ông Thản cho biết, đây là do thị trường quyết định. "Khi đã bán ra, chúng tôi không có quyền can thiệp đến các giao dịch sau đó. Khách hàng và môi giới tự thỏa thuận với nhau sao cho thuận mua vừa bán", vị này nói.


Có mặt tại sàn Mường Thanh ngày 3 và 4/7 chủ yếu là môi giới. Ảnh: Ngọc Tuyên

Một chuyên gia bất động sản dự đoán, việc đưa ra giá gốc thấp, trong khi yêu cầu các sàn mua lại suất phân phối với mức chênh cao có thể là một chiêu lách của chủ đầu tư. "Với mức giá dưới 15 triệu đồng, khách hàng có thể được vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Hơn nữa, người mua khi nghe đến mức giá mở bán rẻ, bao giờ cũng bị thu hút hơn", vị này nói. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc tạo ra mức giá chênh cao lại khiến cho người mua nhà cảm thấy hoang mang và lưỡng lự xuống tiền.

Theo khảo sát của VnExpress.net, ngay trong buổi mở bán dự án, các khách lẻ đều không thể mua được nhà trực tiếp từ chủ đầu tư mà phải mua qua môi giới. Ông Thản cũng thừa nhận đơn vị này không bán lẻ mà khách hàng phải mua từ 5 căn trở lên mới được giao dịch trực tiếp với chủ đầu tư.

Tuy nhiên, thấy mức giá chênh quá cao, hầu hết khách hàng đều cảm thấy lưỡng lự khi xuống tiền, giao dịch chủ yếu được thực hiện giữa các "cò" với nhau. Do đó, giá chênh lại càng bị đẩy vô tội vạ. Có mặt tại sàn cả vào sáng 3 và 4/7 để tìm mua một căn hộ, tuy nhiên bác Chung (Hoàng Mai) đã quyết định về tay không.

"Tôi định mua một căn hộ hơn 72 m2, giá gần 16 triệu nhưng họ đòi chênh thêm 280 triệu đồng. Như vậy tính ra mỗi m2 căn hộ vào tầm 20 triệu đồng, không còn là rẻ nữa", bác Chung tính toán. Khách hàng này cho biết sẽ chờ một thời gian, thị trường lắng xuống sẽ đưa ra quyết định.

Nghe nói dự án này mở bán với mức giá hợp lý, vợ chồng chị Hoan (Hà Đông) cũng đến sàn Mường Thanh để tìm mua một căn hộ tầm 45m2. Tuy nhiên, đến nơi chị mới biết giá chênh phải chi cho "cò" là 140 triệu đồng. Giá gốc chỉ là 14,5 triệu nhưng nếu thêm tiền chênh cao như vậy thì tính ra mối m2 bị đắt thêm hơn 3 triệu đồng. Vợ chồng chị cũng cho biết sẽ chờ một thời gian nữa mới quyết định.

Ngọc Tuyên

Monday, February 4, 2013

Posted by Harry On 9:31 AM
Thị trường bất động sản năm nay sẽ loại bớt những "tay chơi nghiệp dư" và chỉ còn lại những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính mạnh.

Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy trong gần 56.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đã có khoảng 2.600 đơn vị ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012. Trong số đó, lĩnh vực xây dựng chiếm đa số với 2.110 doanh nghiệp và phần còn lại là những công ty kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng ngừng hoạt động, giải thể tăng hơn 6%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng hơn 24%.

Nhiều người cho rằng nếu xu hướng thị trường cứ tiếp tục diễn tiến như hiện nay thì con số trên sẽ chẳng dừng ở đó. Nhìn ở một góc độ khác, điều này có lợi cho thị trường vì sẽ giúp giảm bớt cảnh người người buôn địa ốc để kiếm lời.


Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục sàng lọc trong năm 2013. Ảnh: Hoàng Lan

Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc một công ty phát triển nhà nhận đinh năm 2013 sẽ là năm dành cho các nhà đầu tư táo bạo, còn nắm nhiều tiền mặt, có thể mua lại những dự án giá rẻ để tiếp tục phát triển và chờ thị trường phục hồi.

Theo ông Hiếu, việc tiếp tục đầu tư hay dừng lại tùy thuộc vào tài năng và bản lĩnh của từng chủ đầu tư. Vấn đề là lựa chọn phân khúc căn hộ nào, cao cấp hay giá rẻ, để đầu tư.

Những gì đang diễn ra trên thị trường nghiêng hẳn về phân khúc nhà giá rẻ, nhắm vào người mua có thu nhập thấp. Nghị quyết của Chính phủ ban hành đầu năm nay cũng tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà ở phân khúc này. Đó là những dự án có căn hộ dưới 70 mét vuông và giá bán dưới 15 triệu đồng mét vuông.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong chỉ thị về thực hiện chính sách tiền tệ năm 2013 ngày 31/1 vừa qua cho biết sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn việc cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội, các doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án sang nhà ở xã hội.

Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ dành một lượng tiền cung ứng để tái cấp vốn với lãi suất và thời hạn hợp lý để hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhà nước cho các đối tượng trên vay theo tinh thần của Nghị quyết 02.

Chưa biết liều thuốc trên sẽ hiệu quả ra sao, nhưng thị trường cũng đã ghi nhận những chuyển động ban đầu khi một số doanh nghiệp quyết định chuyển hướng đầu tư dự án của mình sang phân khúc nhà giá rẻ.

Thị trường bất động sản phía Bắc đã ghi nhận ít nhất bốn dự án xin chuyển công năng sang nhà ở xã hội. Cụ thể, dự án chung cư AZ Thăng Long do Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long đầu tư; dự án khu nhà ở thương mại cao tầng đô thị Sông Đà trên đường Trần Phú thuộc quận Hà Đông của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà; dự án khu đô thị mới Trung Văn tại huyện Từ Liêm của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà Nội; và một dự án của Công ty cổ phần thiết bị vật tư du lịch.

Có thể hiểu được sự dịch chuyển dự án sang phân khúc này bởi về lý thuyết, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ được hưởng một số ưu đãi như tiền sử dụng đất, vay vốn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

Trong khi đó tại thị trường phía Nam, một số doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hơn việc đầu tư vào phân khúc căn hộ giá rẻ, góp phần gia tăng nguồn cung căn hộ bình dân trong thời gian tới. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc một công ty xây dựng cho biết đang làm hồ sơ xin đầu tư hai dự án căn hộ chung cư tại quận Bình Tân, TP HCM. Công ty ông sẽ đầu tư một dự án nhà ở xã hội có quy mô 2.500 căn hộ, và một dự án nhà ở thương mại gia rẻ khác có quy mô khoảng 900 căn.

Tương tự, công ty của ông Lê Chí Hiếu cũng đang chuẩn bị phát triển dòng sản phẩm căn hộ diện tích nhỏ, 40 - 60 mét vuông. Theo kế hoạch, công ty này sẽ đưa ra thị trường 700 - 1.000 căn hộ diện tích nhỏ tại quận 9 và Thủ Đức trong thời gian tới.

Cũng còn phải chờ xem thị trường sẽ phản ứng ra sao với loại hình căn hộ này, cũng như những chính sách hỗ trợ người mua thực tế sẽ được triển khai như thế nào. Nhưng có điều có thể nhìn thấy được là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các dự án nhà giá rẻ sẽ diễn ra khi nhiều dự án tập trung vào phân khúc này.

Theo TBKTSG

Saturday, February 2, 2013

Posted by Harry On 9:21 AM
Riêng phiến đá trắng nguyên khối nặng gần 10 tấn để chế tác làm mộ đã có giá hơn 1 tỷ đồng, vị trí đặt cũng đẹp nhất trong nghĩa trang Lạc Hồng Viên.

Ban quản lý nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) cho hay, ngôi mộ thuộc sở hữu của một đại gia ở miền nam. Cả khu mộ đáng giá bạc tỷ do hội tụ các yếu tố như, xây dựng trên khuôn viên rộng, vị trí đẹp, vật liệu hiếm, kỳ công kèm theo dịch vụ coi sóc vĩnh viễn.

Theo lời ông Trần Tuấn Anh, đại diện ban quản lý nghĩa trang Lạc Hồng Viên, chỉ tính riêng tổng giá trị đất khu mộ rộng hơn 200m2 tại thời điểm này đã lên tới hơn 3 tỷ đồng, tương đương 15 triệu đồng/ m2. “Đất mộ mà có giá cao như vậy là vì vị trí đẹp, nằm trên đỉnh đồi Kim, vốn là khu đồi vị trí đẹp nhất và giá đất cũng đắt nhất trong khuôn viên nghĩa trang gần 200 ha bao gồm các khu đồi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và Tượng Phật”, ông Tuấn Anh nói.

Những người quản trang ở đây cũng tiết lộ, một yếu tố nữa khiến ngôi mộ đáng giá bạc tỷ là phần thân mộ được tạc từ phiến đá toàn bộ màu trắng muốt, nguyên khối tuyển chọn từ vùng núi đá ở Nghệ An. Phải rất kỳ công, những nghệ nhân mới tìm được phiến đá đủ tiêu chuẩn để tạc thân mộ. Công đoạn đục đẽo ròng rã mất cả tháng mới xong thân mộ nặng gần 10 tấn.

“Hoàn thành xong thân mộ nặng như vậy nên công đoạn vận chuyển, đặt mộ cũng khó khăn không kém, phải dùng xe tải lớn và cần cẩu chuyên dụng. Nguyên công tìm kiếm đá, rồi đục đẽo, tạo hình, vận chuyển khối đá này đã tốn hơn 1 tỷ đồng. Phần dưới ngôi mộ đá trắng này là bộ quách cũng bằng đá trắng bao ngoài, bên trong quách đá là lớp gỗ trai được nhập khẩu từ nước ngoài. Chỉ tính riêng bộ quách đã có giá hơn nửa tỷ đồng”, ông Tuấn Anh cho biết.

Ngoài ra, phần trang trí khuôn viên ngôi mộ còn được quy hoạch như khu vườn nhà với hàng rào, cánh cổng vào, lối đi lát đá trắng uốn lượn, trải sỏi hai bên, thảm cỏ xanh mướt và hồ sen. Tổng chi phí để hoàn thiện ước tính cũng gần 100 triệu đồng.

Ban quản lý nghĩa trang Lạc Hồng Viên cũng cho biết thêm, dịch vụ coi sóc ngôi mộ do gia đình yêu cầu cũng là điều khiến ngôi mộ có giá trị xấp xỉ một căn chung cư hạng sang ở Hà Nội. Theo đó, gia đình yêu cầu ngôi mộ sẽ được coi sóc vĩnh viễn, luôn có hoa tươi, hằng ngày khu mộ được lau chùi, dọn vệ sinh, thay nước, thắp hương. Ngày rằm, mùng một đầu tháng, dịp lễ tết, giỗ chạp đều có hoa thơm, quả ngọt, bánh cúng đầy đủ.

“Gia đình chủ nhân ngôi mộ đã có lần đề nghị thuê bảo vệ đứng canh ở phần mộ 24/24 dù khu nghĩa trang này luôn có bảo vệ tuần tra. Song, ban quản lý chúng tôi thấy không cần thiết, nên không nhận lời. Tuy nhiên, trong thời gian tới, theo nguyện vọng của nhiều gia đình, ban quản lý nghĩa trang sẽ triển khai lắp đặt hệ thống loa đá ở các phần mộ để hằng ngày mở băng tụng kinh niệm phật vào những giờ nhất định”, đại diện ban quản lý nghĩa trang này tiết lộ.

Thậm chí, theo những người quản trang, nếu gia đình nào yêu cầu đặt loa đá, điều khiển cảm ứng nhiệt để khi người thân đến thắp hương, những bản nhạc người quá cố yêu thích sẽ được vang lên, gợi nhớ kỷ niệm. “Chúng tôi làm vậy vì muốn thay đổi định kiến của người Việt về nghĩa trang không phải là nơi heo hút, ghê rợn. Điều này, nhiều nước trên thế giờ đã làm được”, đại diện ban quản lý nghĩa trang Lạc Hồng Viên chia sẻ thêm.

Những hình ảnh về ngôi mộ bạc tỷ:

Ngôi mộ này tọa lạc ở nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Ba Vì, Hà Nội), theo tiết lộ từ đại diện ban quản lý nghĩa trang là của một đại gia ở miền Nam. Điều đặc biệt là phiến đá trắng nguyên khối làm mộ được tuyển chọn, đưa về từ vùng núi Nghệ An, có giá hơn 1 tỷ đồng đã bao gồm công đục đẽo, tạo hình. Phải mất hơn một tháng trời, việc chế tác khối đá nói trên mới hoàn tất.

Khuôn viên 200m2 của ngôi mộ này không khác gì một công viên. Chỉ tiền đất để xây dựng đã lên tới 3 tỷ đồng, tính ra là 15 triệu đồng/m2, đắt tương đương với giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội. Còn nếu so với giá chung cư hiện nay, mức này tương đương với mỗi m2 sàn tại căn hộ thuộc phân khúc trung cấp, bình dân.

Cổng vào được thiết kế với màu trắng bắt mắt.

... có lối đi lát đá quanh co, uốn lượn...

... được trải sỏi...

Không đơn thuần là nơi an nghỉ của người chết, ngôi mộ nó trên còn có hồ nước, ghế đá y như một công viên thực thụ. Theo người đại diện Lạc Hồng Viên, giá đất 3 tỷ, khối đá hơn 1 tỷ, nhưng còn phải kể đến bộ quách đựng hài cốt được làm bằng đá, trong lát gỗ trai nhập khẩu từ nước ngoài giá hơn 500 triệu đồng. Thêm chi phí trang trí các vật dụng khác như ghế, hồ, cây cảnh... lên tới hơn 100 triệu đồng, thì tổng giá trị của ngôi mộ nói trên đã lên tới gần 5 tỷ đồng.

Hàng rào trắng và cây xanh trong khuôn viên ngôi mộ này cũng thường xuyên được chăm sóc cẩn thận.

Thậm chí, quản lý nghĩa trang còn cho biết thêm, việc chăm sóc ngôi mộ này được làm hợp đồng, với các nội dung là hoa tươi, hương nhang được cắm hàng ngày, lễ tết có thắp hương, lau chùi, dọn dẹp vệ sinh đầy đủ. "Những người thân trong gia đình còn yêu cầu có bảo vệ canh giữ 24/24, nhưng thấy chưa cần thiết vì ở nghĩa trang này có bảo vệ chung đi tuần hàng ngày, nên chúng tôi chưa đồng ý", vị đại diện này cho biết.

Khu nghĩa trang này có 6 đồi, gồm 5 đồi ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và đồi Tượng Phật. Trong đó, giá đất ở đồi Tượng Phật đắt nhất, sau đó đến đồi Kim. Ngôi mộ 5 tỷ nói trên nằm ở đồi Kim.

Ngoài những phần mộ có giá "khủng" như trên, tại đây, cũng có những ngôi khác giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Tiêu chí để định giá, ngoài diện tích đất, còn là vị trí, độ cao và các yêu cầu của người nhà trong quá trình xây dựng, chăm sóc.


Hoàng Anh
Posted by Harry On 9:20 AM
Mấy ngày nay, hàng trăm khách hàng đóng tiền mua căn hộ tại dự án Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở hỗn hợp 52 Lĩnh Nam đến “rình bắt” chủ đầu tư để đòi nhà, nhưng chủ đầu tư vẫn "trốn biệt".


Nhận được ý kiến phản ánh của một số khách hàng mua nhà tại dự án 52 Lĩnh Nam bức xúc đến đòi nhà vào những ngày cận Tết, PV Infonet đã tìm đến dự án khảo sát thực tế. Dự án 52 Lĩnh Nam đang xây dựng thô nhiều tầng rồi dừng thi công, vật liệu xây dựng ngổng ngang, phía trước mặt tiền dự án cỏ mọc um tùm…

Theo quảng cáo của chủ đầu tư Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở hỗn hợp 52 Lĩnh Nam do Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Tổng công ty lắp máy Lilama) làm chủ đầu tư có tổng số vốn hơn 450, có địa chỉ tại số 52 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Dự án đã được khởi công vào tháng 2/2009, gồm 2 tòa tháp 23 tầng, 30 tầng và cả 17 nhà vườn liền kề 3 tầng. Cả hai khối này được liên kết bởi phần đế cao 4 tầng, dự kiến làm trung tâm thương mại, khu mua sắm, khu vui chơi giải trí và công viên mini…


Dự án dừng thi công nhiều tháng nay, nhiều thiết bị đã rỉ sét

Theo phản ánh của các khách hàng vào đầu tháng 11/2011, khi tòa nhà đã xây thô đến 21 tầng, chủ dầu tư đã thông báo tới khách hàng góp thêm 25% giá trị hợp đồng để hoàn thành toàn bộ phần thô của dự án vào tháng 2/2012, đồng thời hứa trả lãi số tiền nộp trước thời hạn, tuy nhiên, sau khi các hộ dân đóng tiền, dự án vẫn dừng thi công. Và đến tháng 11/2012, chủ đầu tư tổ chức hội nghị khách hàng và tuyên bố sẽ khởi công lại vào đầu tháng 1/2013, nhưng đến nay dự án vẫn giậm chân tại chỗ.

Phần đông khách hàng đã đóng 70%-95% số tiền mua nhà tại dự án trên từ khoảng 1- 2 tỉ đồng, tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn bàn giao nhà một năm mà nhà đâu không thấy còn chủ đầu tư thì trốn biệt tăm. Thậm chí nhiều hộ dân góp tiền mua nhà tại dự án cho biết đã rơi vào tình cảnh rất khó khăn, nhiều người phải đi vay ngân hàng, người thân, bán nhà… để có tiền đóng cho chủ đầu tư, nhưng đến thời hạn bàn giao nhà, chủ đầu tư lại chơi trò “chạy trốn”.

Trường hợp bà Phạm Thu Quang để có tiền mua căn hộ dự án đã phải bán nhà mình đang ở, rồi thuê tạm chỗ ở khác gần để Tết hy vọng về nhà mới. Bà Quang bức xúc "tiền chủ đầu tư đã cầm rồi nhưng nhà thì mãi không thấy trả, chúng tôi yêu cầu gặp nhiều lần mà họ vẫn trốn biệt tăm… thêm vào đó, theo hợp đồng mua bán căn hộ ban đầu giữa khách hàng và chủ đầu tư chỉ có 81 m2, nhưng tôi nhận được thông báo căn hộ đội lên 115 m2, tăng 34m2 so với diện tích ban đầu, khách hàng bị đội phí buộc phải bỏ thêm ra 500 triệu đồng nữa để mua diện tích thừa, vì chuyện đã rồi".


Cửa ra vào dự án, quây tôn đóng im ỉm cả ngày

Anh Thanh Tùng một khách hàng mua căn hộ tại dự án 52 Lĩnh Nam cũng bức xúc, chủ đầu tư tự ý tăng diện tích rồi áp đặt lên khách hàng không phải là số tiền vài chục triệu đồng, mà là tiền trăm triệu đồng. Nhiều người đã cố vay mượn mua nhà rồi, giờ lại tăng lên tới vài trăm triệu, lấy tiền đâu ra để đóng cho chủ đầu tư với giá trong hợp đồng mua bán từ 18 triệu đồng/m2.

Theo phản ánh của nhiều khác hàng, chủ đầu tư vừa chậm tiến độ, vừa tùy tiện tăng diện tích m2 trên mỗi căn hộ, rồi bắt khách hàng phải bỏ tiền ra mua thêm theo ý của họ… không những vậy, chủ đầu tư còn thông báo khách không nộp tiền đúng hợp đồng sẽ phải trả lãi kể cả phần diện tích tăng thêm.

“Điều này không có trong hợp đồng nên, nhiều khách hàng chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi chỉ làm đúng những gì trong hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, chủ đầu tư liên tục gửi thông báo đóng tiền đến chúng tôi như đòi nợ” – một khách hàng nói.

PV Infonet tìm gặp đại diện chủ đầu tư Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để tìm hiểu rõ sự việc và cách giải quyết của công ty trước bức xúc của khách hàng, nhưng cô nhân viên tên là Ngọc cho biết: “ Lãnh đạo đi vắng, hôm sau anh liên hệ lại…”. Ngày hôm sau, PV gọi điện thoại liên hệ lại thì không có người trả lời.

Theo thông báo gửi các khách hàng, chủ đầu tư giải thích về việc tăng diện tích rất mong các khách hàng hiểu và thông cảm cho DN. Để đảm bảo hiệu quả của dự án, trên cơ sở tham khảo ý kiến của khách hàng và được đa số khách hàng “ủng hộ”, chủ đầu tư đã xin phép cơ quan quản lý nhà nước và được phép điều chỉnh lại thiết kế tòa nhà và diện tích các căn hộ.

Lại thêm một dự án “mắc cạn” khiến nhiều khách hàng thất vọng về tiến độ xây dựng, năng lực quản lý, thi công dự án của chủ đầu tư. Hy vọng Tết này nhận được nhà của khách hàng như lời hứa hẹn trở thành vô vọng, mù mịt… vì chưa biết đến bao giờ dự án mới tiếp tục thi công.


Nguyễn Hiếu
Posted by Harry On 9:19 AM
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu phân tích: "Bất động sản chỉ chiếm 3,2% trên tổng GDP nhưng sức ảnh hưởng của nó không hề nhỏ vì địa ốc chi phối đến hàng trăm ngành nghề".

Theo ông Hiếu, nhìn bất động sản là một ngành riêng lẻ, chiếm tỷ lệ nhỏ bé trên tổng GDP cả nước rồi phủ nhận sức ảnh hưởng của nó là thiếu sót lớn. Quan điểm đó ví như chỉ "trông cây mà chẳng thấy rừng".

Ông Hiếu giải thích, thị trường bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế. Cánh chim báo bão ấy là đầu vào của nhiều ngành nghề khác nhau. Không có đất, không có nhà thì các ngành: hạ tầng, thiết kế, vật tư, xây dựng, nội thất, gốm sứ, máy móc cơ điện, thiết bị gia dụng... cũng mất đi cơ hội phát triển.

Theo chuyên gia này, thậm chí các ngành tưởng chừng không hề liên quan như: hội họa, điêu khắc cũng thịnh suy theo sức khỏe của thị trường địa ốc. Nhà đất không bán được thì các ngành nghệ thuật này cũng mất đi không gian tồn tại. Đó là chưa kể đến sau lưng bất động sản còn có cả hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp địa ốc "chết" thì nhà băng cũng khó khăn, gây bất ổn xã hội rất lớn.

"Căn hộ chứa trong nó hàng trăm, thậm chí cả nghìn sản phẩm. Từ ngôi nhà phát sinh vô vàn nhu cầu khác nhau. Hỗ trợ thị trường địa ốc là kích cầu, vực dậy hàng trăm ngành nghề liên quan", ông nhấn mạnh.


Nhiều quan điểm cho rằng cứu địa ốc là kích cầu cho nhiều ngành nghề liên quan. Ảnh: Vũ Lê

Lãnh đạo Công ty Thủ Đức House nhận xét, xã hội vẫn còn lấn cấn tại sao phải cứu những đại gia địa ốc từng lãi to song đó là quan điểm chủ quan. Các đơn vị làm ăn chộp giật, thời hoàng kim lợi nhuận lớn họ đã nộp thuế cho Nhà nước, đóng góp cho ngân sách. Cuộc chơi rất sòng phẳng vì khi khủng hoảng các doanh nghiệp này cũng đã "ăn đòn", nếm mùi lỗ nặng, xem như trả giá cho sai lầm của họ.

"Năm 2013 tôi kỳ vọng Chính phủ đưa ra những quyết sách nhanh chóng, kịp thời và cụ thể. Doanh nghiệp phải tự tìm cách tự tháo gỡ khó khăn nhưng Nhà nước cũng đừng hỗ trợ kiểu vừa đánh vừa lùi vì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng", ông Hiếu nói.

Đồng tình với Tiến sĩ Lê Chí Hiếu, các chuyên gia đều xác định giải cứu thị trường bất động sản là chuyện tất yếu. Song nhiều ý kiến đề xuất cần phải có những giải pháp cụ thể, thận trọng nhằm trị bệnh tận gốc, đặc biệt là tránh kích cầu nhầm đối tượng.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tồn kho bất động sản lớn dẫn đến ứ đọng vốn nhiều nên việc giải cứu bất động sản là cần thiết. Thêm vào đó, địa ốc còn dắt dây đến các ngành: xi măng, sắt thép, kính, gạch ốp lát... Vì vậy thị trường cần có bàn tay điều hành của Nhà nước.


Theo các chuyên gia, địa ốc Hà Nội tồn kho hàng nghìn căn hộ nên việc giải cứu là cần thiết. Ảnh: Hoàng Lan

Theo ông Doanh, với các con số "khủng" như dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản lên đến một triệu tỷ đồng, tồn kho hàng chục nghìn căn hộ thì chuyện giải cứu là điều không cần bàn cãi. "Gỡ khó cho thị trường cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thông qua các ngành liên quan đến bất động sản", ông nói.

Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng quá trình giải cứu cần "đánh trúng" vào người có nhu cầu thực sự thay vì hỗ trợ nhầm trường hợp đầu cơ. Chuyên gia này cho rằng, nhà thu nhập thấp một tỷ đồng một căn, riêng trả tiền lãi đã một trăm triệu đồng, sức người nghèo không cam nổi. Do đó giải pháp cứu thị trường phải cần đồng bộ, và quan trọng nhất theo ông Doanh là phải giảm chi phí vô hình ở các khâu xin cho dự án, phí lobby...

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup, Phạm Thanh Hưng nhận định, đứng ở góc độ doanh nghiệp, các đơn vị bất động sản không cần được bơm vốn mà chỉ cần được các giải pháp tài chính hỗ trợ. "Chính phủ bơm tiền cho doanh nghiệp nhưng không có các giải pháp hỗ trợ người mua thì thị trường cũng không thể khởi sắc", ông nói.

Trước đó, tại phiên thảo luận của Ủy ban kinh tế Quốc hội ngày 24/1, một số vị đại biểu nhấn mạnh, trước khi giải cứu cần phải quy rõ trách nhiệm người làm cho thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay. Các giải pháp được nhiều đại biểu đưa ra là cần phải tránh lợi ích nhóm, đảm bảo đúng quy luật phát triển của thị trường.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động phải tìm ra những điểm nghẽn ảnh hưởng tới nền kinh tế. Đó chính là cung cầu lệch pha quá lớn. “Đối tượng được hỗ trợ là người dân nhưng bảo vệ lợi ích doanh nghiệp cũng chính là bảo vệ người dân. Từ đó ngân hàng cũng được lợi và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, lãnh đạo Bộ cho hay.

Hoàng Lan - Vũ Lê

Friday, February 1, 2013

Posted by Harry On 9:10 AM
Khách sạn Best Western Premier - Havana Nha Trang đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để khai trương giai đoạn một vào ngày 31/1.

Với chiều cao 41 tầng (từ tầng hầm đến các tầng kỹ thuật), đây là khách sạn cao nhất thành phố biển Nha Trang. Dự án mang nét kiến trúc hiện đại, thân thiện với môi trường và khá nổi bật trên đại lộ Trần Phú.


Phối cảnh khách sạn Best Western Premier – Havana Nha Trang. Best Western Premier - Havana Nha Trang nằm tại số 38 Trần Phú, TP Nha Trang.

Ngoài hệ thống dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao, khách sạn còn được đầu tư nhiều hạng mục tiện ích độc đáo như đường hầm dưới lòng đường Trần Phú, nối khách sạn thông ra bãi biển, phòng khám đa khoa quốc tế, sân bay trực thăng, nhà hàng Skyline có 3 mặt ngắm biển.

Bên cạnh đó, dự án cũng có tháp đậu ôtô tự động theo công nghệ Đức với sức chứa 200 ôtô từ 4 đến 7 chỗ và hồ bơi cho người lớn và trẻ em. Khu kỹ thuật đặc biệt được đầu tư để lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chí tòa nhà khách sạn thân thiện, sạch và xanh.


Nhà hàng Skyline có 3 mặt không gian rộng mở trước thiên nhiên trời biển. Đây là điểm cao nhất có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Nha Trang.

Best Western Premier - Havana Nha Trang là khách sạn quốc tế 5 sao được đầu tư theo mô hình Condo-hotel (mô hình khách sạn đa sở hữu). Với phương thức hợp tác kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng, các chủ sở hữu phần lưu trú (Unit Hotel) và chủ đầu tư dự án sở hữu phần dịch vụ (Service) cùng song hành trong hoạt động nghỉ dưỡng và kinh doanh nghỉ dưỡng.

Nhà quản lý khách sạn sẽ vận hành đồng bộ hệ thống lưu trú và hệ thống dịch vụ để phục vụ các chủ sở hữu nghỉ dưỡng đồng thời tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng, từ đó đáp ứng mục tiêu "Doanh nhân an sinh – tài chính gia tăng".


Căn hộ khách sạn mẫu khách sạn Best Western Premier – Havana Nha Trang. Thông tin chi tiết khách hàng liên hệ Phòng Phát triển kinh doanh – Dự án căn hộ khách sạn Best Western Premier – Havana Nha Trang, Hotline: 058.3889922 – 0917764880. Phòng Sales & Marketing (đặt phòng cho các công ty du lịch và cá nhân), Hotline: 058.3889933.

Các loại Unit Hotel được thiết kế phong phú với nhiều loại diện tích từ 38 m2 đến 350 m2 phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách du lịch và của các đối tác hợp tác, với mục tiêu nghỉ dưỡng và kinh doanh nghỉ dưỡng. Từ ngày 1/2 đến 31/3, công ty Havana áp dụng chính sách hỗ trợ cho khách hàng, tặng 2% giá trị nội thất cho Unit hotel và giảm đến 50% giá phòng khách sạn.

Minh Trí
Posted by Harry On 9:09 AM
Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác phối hợp triển khai chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổ công tác này do Phó Chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Hữu Tín làm tổ trưởng. Nhiệm vụ của tổ là nghiên cứu xây dựng, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp...

Ngoài ra, lực lượng này cũng sẽ hỗ trợ UBND TP HCM hoàn thiện cơ chế chính sách nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp để áp dụng trên địa bàn thành phố.

Theo Pháp Luật TP HCM
Posted by Harry On 9:08 AM
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu phân tích: "Bất động sản chỉ chiếm 3,2% trên tổng GDP nhưng sức ảnh hưởng của nó không hề nhỏ vì địa ốc chi phối đến hàng trăm ngành nghề".

Theo ông Hiếu, nhìn bất động sản là một ngành riêng lẻ, chiếm tỷ lệ nhỏ bé trên tổng GDP cả nước rồi phủ nhận sức ảnh hưởng của nó là thiếu sót lớn. Quan điểm đó ví như chỉ "trông cây mà chẳng thấy rừng".

Ông Hiếu giải thích, thị trường bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế. Cánh chim báo bão ấy là đầu vào của nhiều ngành nghề khác nhau. Không có đất, không có nhà thì các ngành: hạ tầng, thiết kế, vật tư, xây dựng, nội thất, gốm sứ, máy móc cơ điện, thiết bị gia dụng... cũng mất đi cơ hội phát triển.

Theo chuyên gia này, thậm chí các ngành tưởng chừng không hề liên quan như: hội họa, điêu khắc cũng thịnh suy theo sức khỏe của thị trường địa ốc. Nhà đất không bán được thì các ngành nghệ thuật này cũng mất đi không gian tồn tại. Đó là chưa kể đến sau lưng bất động sản còn có cả hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp địa ốc "chết" thì nhà băng cũng khó khăn, gây bất ổn xã hội rất lớn.

"Căn hộ chứa trong nó hàng trăm, thậm chí cả nghìn sản phẩm. Từ ngôi nhà phát sinh vô vàn nhu cầu khác nhau. Hỗ trợ thị trường địa ốc là kích cầu, vực dậy hàng trăm ngành nghề liên quan", ông nhấn mạnh.


Nhiều quan điểm cho rằng cứu địa ốc là kích cầu cho nhiều ngành nghề liên quan. Ảnh: Vũ Lê

Lãnh đạo Công ty Thủ Đức House nhận xét, xã hội vẫn còn lấn cấn tại sao phải cứu những đại gia địa ốc từng lãi to song đó là quan điểm chủ quan. Các đơn vị làm ăn chộp giật, thời hoàng kim lợi nhuận lớn họ đã nộp thuế cho Nhà nước, đóng góp cho ngân sách. Cuộc chơi rất sòng phẳng vì khi khủng hoảng các doanh nghiệp này cũng đã "ăn đòn", nếm mùi lỗ nặng, xem như trả giá cho sai lầm của họ.

"Năm 2013 tôi kỳ vọng Chính phủ đưa ra những quyết sách nhanh chóng, kịp thời và cụ thể. Doanh nghiệp phải tự tìm cách tự tháo gỡ khó khăn nhưng Nhà nước cũng đừng hỗ trợ kiểu vừa đánh vừa lùi vì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng", ông Hiếu nói.

Đồng tình với Tiến sĩ Lê Chí Hiếu, các chuyên gia đều xác định giải cứu thị trường bất động sản là chuyện tất yếu. Song nhiều ý kiến đề xuất cần phải có những giải pháp cụ thể, thận trọng nhằm trị bệnh tận gốc, đặc biệt là tránh kích cầu nhầm đối tượng.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tồn kho bất động sản lớn dẫn đến ứ đọng vốn nhiều nên việc giải cứu bất động sản là cần thiết. Thêm vào đó, địa ốc còn dắt dây đến các ngành: xi măng, sắt thép, kính, gạch ốp lát... Vì vậy thị trường cần có bàn tay điều hành của Nhà nước.


Theo các chuyên gia, địa ốc Hà Nội tồn kho hàng nghìn căn hộ nên việc giải cứu là cần thiết. Ảnh: Hoàng Lan

Theo ông Doanh, với các con số "khủng" như dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản lên đến một triệu tỷ đồng, tồn kho hàng chục nghìn căn hộ thì chuyện giải cứu là điều không cần bàn cãi. "Gỡ khó cho thị trường cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thông qua các ngành liên quan đến bất động sản", ông nói.

Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng quá trình giải cứu cần "đánh trúng" vào người có nhu cầu thực sự thay vì hỗ trợ nhầm trường hợp đầu cơ. Chuyên gia này cho rằng, nhà thu nhập thấp một tỷ đồng một căn, riêng trả tiền lãi đã một trăm triệu đồng, sức người nghèo không cam nổi. Do đó giải pháp cứu thị trường phải cần đồng bộ, và quan trọng nhất theo ông Doanh là phải giảm chi phí vô hình ở các khâu xin cho dự án, phí lobby...

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup, Phạm Thanh Hưng nhận định, đứng ở góc độ doanh nghiệp, các đơn vị bất động sản không cần được bơm vốn mà chỉ cần được các giải pháp tài chính hỗ trợ. "Chính phủ bơm tiền cho doanh nghiệp nhưng không có các giải pháp hỗ trợ người mua thì thị trường cũng không thể khởi sắc", ông nói.

Trước đó, tại phiên thảo luận của Ủy ban kinh tế Quốc hội ngày 24/1, một số vị đại biểu nhấn mạnh, trước khi giải cứu cần phải quy rõ trách nhiệm người làm cho thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay. Các giải pháp được nhiều đại biểu đưa ra là cần phải tránh lợi ích nhóm, đảm bảo đúng quy luật phát triển của thị trường.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động phải tìm ra những điểm nghẽn ảnh hưởng tới nền kinh tế. Đó chính là cung cầu lệch pha quá lớn. “Đối tượng được hỗ trợ là người dân nhưng bảo vệ lợi ích doanh nghiệp cũng chính là bảo vệ người dân. Từ đó ngân hàng cũng được lợi và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, lãnh đạo Bộ cho hay.

Hoàng Lan - Vũ Lê
Posted by Harry On 9:08 AM
Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với Tập đoàn Hoàng Huy tổ chức mở bán dự án Golden Land Building vào ngày 2/2/ với nhiều ưu đãi nhân dịp xuân Quý Tỵ.

Theo đó, mỗi khách hàng mua căn hộ trong thời gian này sẽ được nhận quà tặng giá trị lên tới 200 triệu đồng một căn. Đây là đợt mở bán cuối cùng dự án Golden Land trong năm Nhâm Thìn 2012 với thông điệp "Mua nhà đón Tết - Tặng ngay 200 triệu". Trong đợt mở bán này, khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu một căn hộ cao cấp ngay nội thành Hà Nội và trung tâm quận Đống Đa. Mức giá gói bàn giao thô từ 21,5 triệu đồng một m2 (chưa bao gồm VAT).


Phối cảnh Golden Land Building.

Chung cư cao cấp Golden Land tọa lạc trên diện tích gần 2,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Đây là tổ hợp khép kín gồm khu thương mại, văn phòng, dịch vụ và nhà ở cao cấp. Dự án mang phong cách hiện đại châu Âu do công ty tư vấn thiết kế nổi tiếng Archipel (Pháp) thiết kế và nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc) thi công.

Golden Land có ba tòa tháp cùng chung khối đế. Ba tầng hầm ga-ra với tổng diện tích sử dụng lên đến gần 40.000 m2 có sức chứa gần 900 xe ô tô, chưa kể xe máy. 5 tầng trung tâm thương mại với đầy đủ các tiện ích như bể bơi, nhà hàng, cafe, trung tâm chăm sóc sắc đẹp cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có khoảng hơn 600 căn hộ cao cấp, các tầng 25 và tầng 27 của từng tòa nhà được bố trí mảng cây xanh trong từng căn hộ.


Ngày 2/2, Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với chủ đầu tư mở bán đợt cuối trong năm 2012. Khách hàng giao dịch trong đợt mở bán này sẽ được tặng quà lên tới 200 triệu đồng.

Khu căn hộ được thiết kế cao cấp với mỗi mặt sàn được bố trí từ 8 đến 10 căn hộ với 6 thang máy chất lượng cao cấp. Căn hộ có diện tích đa dạng từ 91, 100, 115 đến 133 m2, từ 2 đến 4 phòng ngủ. Các phòng đều có không khí và ánh sáng tự nhiên. Các thế hệ mầm non của Golden Land sẽ được hưởng hệ thống giáo dục mầm non liên kết quốc tế với chương trình phát triển trí tuệ toàn diện cho trẻ thơ. Golden Land còn nằm gần các trường đại học lớn tại Hà Nội, liền kề nhiều khu thương mại, siêu thị, bệnh viện, cách trung tâm bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng 5 km.


Thông tin dự án Golden Land Building, khách hàng liên hệ Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 0936909191 - 0942689191.

Golden Land Building Được khởi công vào giữa năm 2011. Hiện tại tòa tháp B của dự án đã được xây đến tầng 24, dự kiến cất nóc tháng 3/2013. Tòa A đang được thi công đến tầng 2 dự kiến bàn giao vào quý IV/2014. Phương thức thanh toán khá linh hoạt được chia làm 6 đợt cùng với chính sách hỗ trợ vốn từ Ngân hàng BIDV và MB Bank. Khách hàng có thể vay vốn tối đa 70% giá trị căn hộ với thời gian từ 10 tới 15 năm.

Minh Trí

Thursday, January 31, 2013

Posted by Harry On 10:07 AM
Dự án Khu đô thị dịch vụ Vạn Phúc (phường Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội) được xây dựng cơ sở hạ tầng khá đồng bộ nhưng hoang phế, gần đây dự án này đã bị biến thành... chợ chim cảnh.


Khảo sát của PV Infonet, chợ chim được người ta tận dụng mặt bằng bỏ hoang dự án để hoạt động khá đông đúc, người mua kẻ bán, người ngắm xem chim cảnh nhộn nhịp… Đủ loại chim cảnh họa mi, cu gáy, chích chòe… được chào bán khá nhộn nhịp, giá bán rao động từ 400 đến 700.000 đồng/con

Một người dân bán thức ăn cho chim cảnh sống gần đây cho biết, hơn 1 tháng nay, dự án đã được tận dụng làm chợ chim cảnh, đáp ứng thú chơi chim của một bộ phận người dân.




Hạ tầng đường sá, điện đã đầu tư xong để họp chợ chim cảnh
























Nguyễn Hiếu
Posted by Harry On 10:05 AM
"Giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) không chỉ là giải cứu cho người giàu, mà đây cũng là cơ hội để cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể tiếp cận được nhà ở".

BĐS đã một thời lãi "khủng", trở thành một trong những ngành nghề hái ra tiền rất nhanh chóng. Bởi vậy khi thị trường BĐS đang khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng việc "giải cứu" thị trường BĐS cũng chính là giải cứu cho người giàu. Còn đối tượng đang gặp khó khăn thì giấc mơ nhà ở vẫn là một cái gì đó xa vời...

Trao đổi về vấn đề này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định không có chuyện giải cứu cho người giàu, mà thời điểm này chính là cơ hội để đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội có thể tiếp cận được với nhà ở.


Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở. Ảnh LD


Xoay quanh câu chuyện thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, vấn đề này cũng đã được bàn tới khá nhiều trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đầu năm 2012. Theo Bộ trưởng Đam, trước khó khăn thách thức này, Chính phủ đã giao cho hai Bộ khảo sát và báo cáo cụ thể hai vấn đề. Một là Bộ KH&ĐT phải rà soát về thực trạng DN Việt Nam. Sau đó Bộ này đã báo cáo, cập nhật tình hình khá đầy đủ.

Thứ hai, Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp cùng các địa phương khảo sát, đánh giá lại thực trạng thị trường BĐS. Nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành dựa trên những kết quả, đánh giá khảo sát của các cơ quan chức năng với địa phương. Căn cứ vào thực trạng như vậy Chính phủ đã đề ra những giải pháp cụ thể để giải cứu thị trường.

"Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu. Trong điều hành Chính phủ luôn nhất quán, ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong xã hội. Chúng ta đã đổ nhiều công sức phát triển nông thôn, và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình giải quyết vướng mắc về thị trường BĐS, giải pháp ưu tiên hành đầu là giúp người nghèo, người thu nhập trung bình mà trước đây không thể tiếp cận được nguồn vốn và cũng không đủ tiền để mua căn hộ. Bây giờ đối tượng này sẽ được tạo điều kiện hơn" – Bộ trưởng Đam chia sẻ.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nói thêm rằng, thị trường BĐS ở Việt Nam rất khác so với các nước. Thị trường BĐS chủ yếu là nhà ở và văn phòng cho thuê, ở nước phát triển đã hoàn thành từ rất nhiều năm nay. Còn nước ta nhiều dự án mới đang trong quá trình, thậm chí mới bắt đầu thực hiện.

"Bên cạnh đó tâm lý của chúng ta cũng không giống các nước. Vì ở các nước, người có thu nhập trung bình – những người làm công ăn lương, giải pháp đầu tiên người ta nghĩ đến là thuê nhà. Còn ở ta do thói quen truyền thống bao giờ cũng muốn sở hữu nhà riêng. Những vấn đề này đã được các bộ ngành, Chính phủ tính tới. Sắp tới đây tất cả các giải pháp cụ thể về tài chính, tín dụng, đất đai trong điều kiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đều nhằm mục tiêu tháo gỡ thị trường BĐS, nhưng đồng thời cũng coi đây là một cơ hội giúp những người trước đây vốn khó khăn về nhà ở có thể thực hiện được".

Bên cạnh đó một số công trình dân sinh như bệnh viện, trường học đang khó khăn cũng có thể đẩy nhanh được tiến độ.


Nguyễn Dũng

Posted by Harry On 10:05 AM
Khách hàng tại TP.HCM sẽ đóng tiền cọc là 200 triệu đồng và trả tiền gửi xe, phí quản lý hàng tháng. Hết thời gian, chủ nhà sẽ trả lại toàn bộ tiền.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho biết công ty đang thăm dò phản ứng của thị trường với 22 căn hộ dự án chung cư Thái An tại quận 12, TP HCM. Mỗi căn hộ cho thuê có diện tích 22 m2.

Với mô hình này, người thuê sẽ đưa cho chủ đầu tư 200 triệu đồng và có quyền sống căn hộ đó từ 6 tháng đến hai năm. Hàng tháng người thuê không phải trả tiền thuê nhà, ngoại trừ phí quản lý chung cư và tiền giữ xe. Sau thời gian đó, nếu không muốn ở nữa chủ đầu tư sẽ trả lại 200 triệu đồng tiền đặt cọc. Trong trường hợp muốn mua luôn căn hộ trên thì sẽ thương lượng với chủ đầu tư theo giá tại thời điểm đó.

Giải thích về việc đưa ra mô hình cho thuê này, ông Đực cho rằng trong lúc khó khăn, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm một cách nào đó để tồn tại. Đây cũng là cách huy động vốn để để tiếp tục đầu tư xây dựng, đồng thời giúp giải quyết hàng tồn kho của mình.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Posted by Harry On 10:04 AM
Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với Tập đoàn Hoàng Huy tổ chức mở bán dự án Golden Land Building vào ngày 2/2/ với nhiều ưu đãi nhân dịp xuân Quý Tỵ.

Theo đó, mỗi khách hàng mua căn hộ trong thời gian này sẽ được nhận quà tặng giá trị lên tới 200 triệu đồng một căn. Đây là đợt mở bán cuối cùng dự án Golden Land trong năm Nhâm Thìn 2012 với thông điệp "Mua nhà đón Tết - Tặng ngay 200 triệu". Trong đợt mở bán này, khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu một căn hộ cao cấp ngay nội thành Hà Nội và trung tâm quận Đống Đa. Mức giá gói bàn giao thô từ 21,5 triệu đồng một m2 (chưa bao gồm VAT).


Phối cảnh Golden Land Building.

Chung cư cao cấp Golden Land tọa lạc trên diện tích gần 2,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Đây là tổ hợp khép kín gồm khu thương mại, văn phòng, dịch vụ và nhà ở cao cấp. Dự án mang phong cách hiện đại châu Âu do công ty tư vấn thiết kế nổi tiếng Archipel (Pháp) thiết kế và nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc) thi công.

Golden Land có ba tòa tháp cùng chung khối đế. Ba tầng hầm ga-ra với tổng diện tích sử dụng lên đến gần 40.000 m2 có sức chứa gần 900 xe ô tô, chưa kể xe máy. 5 tầng trung tâm thương mại với đầy đủ các tiện ích như bể bơi, nhà hàng, cafe, trung tâm chăm sóc sắc đẹp cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có khoảng hơn 600 căn hộ cao cấp, các tầng 25 và tầng 27 của từng tòa nhà được bố trí mảng cây xanh trong từng căn hộ.


Ngày 2/2, Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với chủ đầu tư mở bán đợt cuối trong năm 2012. Khách hàng giao dịch trong đợt mở bán này sẽ được tặng quà lên tới 200 triệu đồng.

Khu căn hộ được thiết kế cao cấp với mỗi mặt sàn được bố trí từ 8 đến 10 căn hộ với 6 thang máy chất lượng cao cấp. Căn hộ có diện tích đa dạng từ 91, 100, 115 đến 133 m2, từ 2 đến 4 phòng ngủ. Các phòng đều có không khí và ánh sáng tự nhiên. Các thế hệ mầm non của Golden Land sẽ được hưởng hệ thống giáo dục mầm non liên kết quốc tế với chương trình phát triển trí tuệ toàn diện cho trẻ thơ. Golden Land còn nằm gần các trường đại học lớn tại Hà Nội, liền kề nhiều khu thương mại, siêu thị, bệnh viện, cách trung tâm bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng 5 km.


Thông tin dự án Golden Land Building, khách hàng liên hệ Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 0936909191 - 0942689191.

Golden Land Building Được khởi công vào giữa năm 2011. Hiện tại tòa tháp B của dự án đã được xây đến tầng 24, dự kiến cất nóc tháng 3/2013. Tòa A đang được thi công đến tầng 2 dự kiến bàn giao vào quý IV/2014. Phương thức thanh toán khá linh hoạt được chia làm 6 đợt cùng với chính sách hỗ trợ vốn từ Ngân hàng BIDV và MB Bank. Khách hàng có thể vay vốn tối đa 70% giá trị căn hộ với thời gian từ 10 tới 15 năm.

Minh Trí